Máy chủ Server là thiết bị máy tính vật lý chuyên dụng được rất nhiều người dùng doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn nhờ vào tính bền bỉ, đáp ứng tốt cho nhiều môi trường kinh doanh và những công việc CNTT đòi hỏi hiệu suất cao. Hiện nay, các thương hiệu máy chủ không ngừng cải tiến sản phẩm để mang lại những dòng máy chủ Tower, Rack, Blade, có hiệu năng mạnh mẽ, đặc biệt là có mức giá bán vô cùng hợp lý.
Server - Máy chủ chuyên dụng cho doanh nghiệp và trung tâm dữ liệu
Máy chủ được thiết kế với các thành phần linh kiện phần cứng hiệu suất cao đáp ứng khả năng tính toán nhanh và hoạt động liên tục. Các máy chủ này được xây dựng trên các công nghệ mới nhất, CPU và GPU cao cấp, cùng bộ nhớ, hệ điều hành và cấu hình ổ cứng được nâng cấp nhất.
Máy chủ (server) là thành phần không thể thiếu trong hạ tầng CNTT của doanh nghiệp và trung tâm dữ liệu, đóng vai trò trung tâm trong việc xử lý, lưu trữ, và quản lý dữ liệu. Máy chủ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp và các dịch vụ số hiện đại. Việc đầu tư vào máy chủ với cấu hình tối ưu không chỉ đảm bảo hiệu quả hoạt động mà còn giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trong thời đại số hóa.
Lợi ích khi sử dụng máy chủ server
Máy chủ là thiết bị có giá trị lớn hoạt động trong hệ thống CNTT mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp, từ hiệu quả hoạt động đến bảo mật và tối ưu chi phí. Dưới đây là những lợi ích nổi bật khi sử dụng máy chủ:
- Quản lý dữ liệu tập trung: Hiện nay, các loại máy chủ được trang bị hệ thống ổ cứng lưu trữ HDD/ SSD/ NVMe dung lượng cao và hỗ trợ RAID hiện đại an toàn dữ liệu. Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hệ thống lưu trữ, bảo vệ tài nguyên dữ liệu quan trọng và hỗ trợ sự phát triển bền vững trong tương lai.
- Tăng hiệu suất và tốc độ xử lý: Máy chủ được trang bị phần cứng hiệu suất cao như CPU đa lõi, GPU mạnh mẽ, RAM ECC, và ổ cứng SSD/NVMe, giúp xử lý khối lượng công việc lớn với tốc độ nhanh chóng. Điều này hỗ trợ tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của các ứng dụng kinh doanh, cơ sở dữ liệu, và các tác vụ đòi hỏi tính toán cao như HPC, AI/ML.
- Hỗ trợ vận hành liên tục 24/7: Với thiết kế chuyên dụng và khả năng dự phòng cao, máy chủ đảm bảo hoạt động liên tục, ngay cả khi xảy ra sự cố như mất điện hoặc lỗi phần cứng. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và giảm thiểu thời gian gián đoạn.
- Khả năng mở rộng linh hoạt: Máy chủ cho phép dễ dàng mở rộng tài nguyên như lưu trữ, bộ nhớ, và sức mạnh xử lý khi nhu cầu tăng lên. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu mà vẫn có thể mở rộng quy mô theo nhu cầu trong tương lai.
- Đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu: Máy chủ cung cấp các tính năng bảo mật tiên tiến, như mã hóa dữ liệu, tường lửa tích hợp, và các công cụ giám sát truy cập. Ngoài ra, các giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu (backup & recovery) giúp bảo vệ dữ liệu trước các nguy cơ mất mát hoặc tấn công mạng.
- Hỗ trợ ảo hóa và tích hợp công nghệ hiện đại: Máy chủ hiện đại hỗ trợ công nghệ ảo hóa, cho phép triển khai nhiều máy chủ ảo trên một phần cứng vật lý. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tài nguyên và chi phí. Máy chủ cũng dễ dàng tích hợp với các nền tảng điện toán đám mây và công nghệ AI, IoT để đáp ứng các nhu cầu công nghệ tiên tiến.
Các tiêu chí mua máy chủ chất lượng vượt trội
Với sự đa dạng và phong phú về các loại máy chủ trên thị trường sẽ khiến người dùng khó có thể chọn lựa được sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Khi lựa chọn máy chủ (server) cho doanh nghiệp hoặc trung tâm dữ liệu, cần xem xét kỹ lưỡng nhiều tiêu chí để đảm bảo máy chủ đáp ứng nhu cầu vận hành, hiệu suất, và tính ổn định. Dưới đây là các tiêu chí quan trọng giúp bạn lựa chọn máy chủ chất lượng vượt trội:
Mua máy chủ dựa trên thương hiệu
Thương hiệu máy chủ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của máy và lợi ích của người mua. Hiện nay trên thị trường có đa dạng thương hiệu máy chủ khác nhau, mỗi thương hiệu sẽ có những ưu điểm riêng. Các nhà sản xuất hàng đầu như Dell (PowerEdge), HPE (ProLiant), Lenovo (ThinkSystem), Cisco, H3C và Fujitsu mang lại sự đảm bảo về hiệu suất, độ bền và dịch vụ hỗ trợ.
Các thương hiệu máy chủ khá đa dạng
Mỗi một thương hiệu máy chủ sẽ ứng dụng các công nghệ khác nhau cũng như mức giá bán và dịch vụ chăm sóc nhằm tạo nên sự khác biệt, đảm bảo chất lượng của máy chủ trên thị trường. Do đó, trước khi chọn mua máy chủ server, bạn cần chú ý chọn lựa thương hiệu phù hợp.
Mua máy chủ dựa vào thiết kế
Thiết kế của máy chủ cũng ảnh hưởng khá nhiều tới việc lựa chọn sản phẩm của người dùng. Thông thường những chiếc máy chủ chuyên dụng cho các doanh nghiệp lớn thường có thiết kế kiểu Rack-mount để có thể trang bị nhiều thành phần linh kiện phần cứng mang tới hiệu suất cao và dễ dàng lắp đặt trong tủ Rack của trung tâm dữ liệu.
Còn với những người dùng là công ty, doanh nghiệp nhỏ thường chọn những mẫu máy chủ thiết kế kiểu Tower nhỏ gọn nhưng vẫn có đủ sức mạnh để làm việc, những có giá thành thấp hơn so với các mẫu máy chủ Rack.
Mua máy chủ dựa vào cấu hình và khả năng mở rộng
Cấu hình và khả năng mở rộng linh hoạt là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới khả năng xử lý của máy chủ và là yếu tố then chốt để đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai. Mỗi một công việc, mỗi nhu cầu sử dụng khác nhau sẽ đòi hỏi một cấu hình tương ứng để có thể xử lý tốt các công việc. Chính vì vậy bạn nên xem xét kỹ các yếu tố về cấu hình của Server như: CPU, CPU, RAM, Ổ cứng, Công nghệ Raid, Khe cắm mở rộng PCIe,..vv trước khi mua máy chủ nhé.
Hiện nay hầu hết các dòng máy chủ đều sử dụng bộ xử lý CPU của Intel, AMD. Nếu bạn cần chọn mua máy chủ cho các tác vụ tính toán hiệu năng cao HPC hoặc AI/ML thì bạn nên chọn những CPU mạnh có hỗ trợ lắp thêm GPU. Nếu bạn chọn máy chủ chạy ảo hóa thì nên chọn máy chủ có hỗ trợ nhiều RAM, và nếu máy chủ là lựa chọn để lưu trữ dữ liệu thì nên chọn máy chủ có cấu hình lắp đặt nhiều ổ cứng dung lượng lớn.
Bộ nhớ trong sẽ giúp máy chủ truy xuất và xử lý dữ liệu nhanh chóng nhất là đối với máy chủ ảo hóa hay máy chủ tính toán hiệu suất cao. Hiện nay, các máy chủ thế hệ mới thế hệ 16 như máy chủ Dell R760 hỗ trợ lên tới 8TB RAM. Tùy thuộc vào từng nhu cầu xử lý dữ liệu mà bạn có thể chọn lựa dung lượng bộ nhớ phù hợp.
GPU hay còn gọi là bộ tăng tốc xử lý được sử dụng trong các lĩnh vực đòi hỏi nhiều sức mạnh xử lý cùng một lúc, chẳng hạn như AI/ML, hoặc máy, phân tích dữ liệu, tính toán hiệu năng cao HPC.vv. Nhờ có nó máy chủ có thể hoạt động xử lý các tác vụ một cách nhanh chóng và mượt mà. Hiện nay NVIDIA là thương hiệu GPU nổi tiếng và dẫn đầu trên thế giới, nhưng những GPU NVIDIA có giá cũng không hề rẻ, bạn hãy cần nhắc để chọn loại Card GPU phù hợp.
Mua máy chủ dựa vào khả năng quản lý và giám sát từ xa
Để xây dựng mới hạ tầng CNTT hay tích hợp liền mạch máy chủ vào cơ sở hạ tầng sẵn có thì người dùng cũng quan tâm tới yếu tố khả năng quản lý và giám sát của máy chủ. Mỗi một thương hiệu máy chủ đều có các công cụ quản lý tích hợp mạnh mẽ như: Dell iDRAC, HPE iLO, hoặc Cisco UCS Manager là các công cụ quản lý mạnh mẽ giúp theo dõi trạng thái phần cứng và xử lý sự cố từ xa. Bạn hãy cân nhắc chọn loại máy chủ nào phù hợp với năng lực của kỹ sư CNTT doanh nghiệp của bạn.
Mua máy chủ dựa vào khả năng tích hợp và hỗ trợ công nghệ
Khi chọn mua máy chủ cần tương thích với các hệ thống và công nghệ hiện có của doanh nghiệp. Máy chủ cần hỗ trợ các hệ điều hành phổ biến như Windows Server, Linux (Red Hat, Ubuntu), hoặc phần mềm ảo hóa (VMware, Hyper-V). Nếu doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ Cloud thì máy chủ cần hỗ trợ công nghệ ảo hóa, tích hợp với các nền tảng đám mây (AWS, Azure, Google Cloud).
Hiện nay để đáp ứng với khả năng kết nối hiện đại tốc độ cao nên bạn cũng cân nhắc chọn máy chủ hỗ trợ cổng giao tiếp tốc độ cao như 10GbE, 25GbE và các công nghệ mạng tiên tiến như RDMA hoặc NVMe-oF.
Cách chọn mua máy chủ server theo nhu cầu
Máy chủ Web
Đối với nhu cầu làm máy chủ Web, ưu tiên hàng đầu là khả năng xử lý lưu lượng truy cập lớn, tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh và độ ổn định cao. Máy chủ cần có cấu hình CPU từ 4-8 cores, RAM 16-64GB để đảm bảo hiệu năng ổn định, và ổ SSD NVMe nhằm tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu. Hệ thống cũng cần có kết nối mạng tốc độ cao từ 1Gbps trở lên. Một số dòng máy phù hợp như Dell PowerEdge R250 hoặc R450 thường được các doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn nhờ khả năng mở rộng linh hoạt và tính năng quản lý từ xa như iDRAC.
Máy chủ cơ sở dữ liệu
Máy chủ dành cho cơ sở dữ liệu yêu cầu hiệu năng cao, độ trễ thấp và tính sẵn sàng cao để đáp ứng khối lượng truy vấn lớn. Cấu hình đề xuất bao gồm CPU từ 12-32 cores, RAM ít nhất 32GB (khuyến nghị từ 128GB) để xử lý nhanh các truy vấn phức tạp. Về lưu trữ, cần sử dụng SSD hoặc NVMe tốc độ cao kết hợp RAID 1 hoặc RAID 10 để tăng cường an toàn dữ liệu. Các dòng máy như Dell PowerEdge R750xs hoặc HPE ProLiant DL380 Gen10 là lựa chọn tối ưu nhờ khả năng tùy chỉnh linh hoạt và hiệu suất mạnh mẽ.
Máy chủ kế toán, Share file
Máy chủ kế toán và chia sẻ file, với nhu cầu lưu trữ và chia sẻ file hoặc chạy các phần mềm kế toán, yếu tố quan trọng là tính ổn định, bảo mật và dung lượng lưu trữ lớn. Máy chủ nên được trang bị CPU 4-8 cores, RAM 8-32GB và ổ cứng HDD dung lượng lớn (từ 2TB) kết hợp SSD cache để tăng hiệu năng truy cập dữ liệu. Hệ điều hành nên hỗ trợ các ứng dụng doanh nghiệp như Windows Server. Các dòng máy như Dell PowerEdge T350 hoặc QNAP NAS TS-873A rất phù hợp cho các văn phòng vừa và nhỏ nhờ khả năng triển khai dễ dàng và chi phí hợp lý.
Máy chủ Ảo hóa
Máy chủ ảo hóa cần hiệu suất cao để chạy đồng thời nhiều máy ảo (VM). Yêu cầu cấu hình tối thiểu bao gồm CPU từ 2 CPU hỗ trợ nhiều core (từ 16 cores trở lên), RAM từ 128GB đến 1TB và ổ cứng SSD hoặc NVMe với cấu hình RAID 5 hoặc RAID 6 để đảm bảo hiệu suất và độ an toàn. Hệ thống cần hỗ trợ các nền tảng ảo hóa như VMware ESXi, Microsoft Hyper-V hoặc Proxmox. Các dòng máy như Dell PowerEdge R650 hoặc HPE ProLiant DL325 Gen10 Plus đáp ứng tốt nhu cầu ảo hóa nhờ hiệu suất xử lý mạnh mẽ và khả năng mở rộng linh hoạt.
Máy chủ phân tích dữ liệu - AI
Máy chủ phục vụ phân tích dữ liệu và AI đòi hỏi hiệu năng xử lý vượt trội với sự hỗ trợ của GPU mạnh mẽ. Cấu hình cần có CPU 2x Intel Xeon hoặc AMD EPYC với nhiều core, RAM từ 256GB đến 1TB để xử lý khối lượng dữ liệu lớn, GPU NVIDIA A100 hoặc Tesla V100, và ổ cứng NVMe SSD dung lượng lớn (từ 2TB trở lên). Hệ thống cũng cần băng thông mạng cao (10Gbps) để xử lý dữ liệu nhanh chóng. Các dòng Dell PowerEdge R750xa hoặc HPE Apollo 6500 Gen10 được thiết kế chuyên biệt cho nhu cầu AI và phân tích dữ liệu, giúp tối ưu hóa hiệu suất và khả năng xử lý khối lượng lớn.
Phân loại máy chủ theo thương hiệu
Dưới đây là tổng hợp các thương hiệu máy chủ phổ biến, được ưa chuộng hàng đầu, bạn hãy cùng khám phá nhé.
Thương hiệu máy chủ Dell
Dell là một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực máy chủ, nổi bật với dòng sản phẩm PowerEdge. Máy chủ Dell được đánh giá cao nhờ hiệu năng ổn định, khả năng mở rộng linh hoạt, và các tính năng quản lý thông minh như iDRAC. Các dòng sản phẩm như PowerEdge R450, R750xs, và R760xs được thiết kế để đáp ứng nhiều nhu cầu, từ doanh nghiệp nhỏ đến các trung tâm dữ liệu lớn.
Thương hiệu máy chủ HPE
Máy chủ của HPE (Hewlett Packard Enterprise) nổi tiếng với sự đa dạng và tính ổn định cao, đặc biệt là dòng ProLiant. HPE tích hợp nhiều tính năng tiên tiến như HPE iLO để quản lý từ xa, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ứng dụng ảo hóa và lưu trữ. Các model như ProLiant DL380 Gen10 và DL325 Gen10 Plus là lựa chọn phổ biến cho cả SMB và doanh nghiệp lớn.
Thương hiệu máy chủ Cisco
Cisco cung cấp các máy chủ UCS (Unified Computing System), tập trung vào hiệu suất và tích hợp mạng mượt mà. Máy chủ Cisco được thiết kế để tối ưu hóa cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao và phù hợp với môi trường ảo hóa hoặc điện toán đám mây. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp cần giải pháp đồng bộ giữa máy chủ và hạ tầng mạng.
Thương hiệu máy chủ H3C
H3C là thương hiệu máy chủ hàng đầu tại Trung Quốc, nổi bật với các dòng sản phẩm hiệu năng cao và giá thành cạnh tranh. Máy chủ H3C tập trung vào công nghệ tiên tiến, hỗ trợ tốt cho các ứng dụng điện toán đám mây, AI, và phân tích dữ liệu. Đây là lựa chọn tiềm năng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí mà không làm giảm chất lượng.
Thương hiệu máy chủ NVIDIA
NVIDIA không chỉ nổi tiếng về GPU mà còn cung cấp các máy chủ chuyên dụng cho AI, học máy, và xử lý dữ liệu lớn. Dòng sản phẩm DGX của NVIDIA được thiết kế tối ưu cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo với khả năng xử lý mạnh mẽ và hiệu suất cao, giúp tăng tốc các dự án nghiên cứu và phát triển AI.
Thương hiệu máy chủ ThinkSystem - Lenovo
Máy chủ ThinkSystem của Lenovo là sự kết hợp giữa hiệu năng mạnh mẽ và độ tin cậy cao. Với các dòng sản phẩm như ThinkSystem SR650 và SR850, Lenovo cung cấp giải pháp linh hoạt cho nhiều nhu cầu, từ ứng dụng doanh nghiệp cơ bản đến các hệ thống phân tích dữ liệu phức tạp.
Thương hiệu máy chủ Fujitsu
Fujitsu cung cấp các máy chủ PRIMERGY, nổi bật với thiết kế tiết kiệm năng lượng và khả năng hoạt động bền bỉ. Máy chủ Fujitsu thường được sử dụng trong các hệ thống CNTT của doanh nghiệp Nhật Bản và các quốc gia phát triển, mang lại sự tin cậy và khả năng tối ưu hóa chi phí vận hành.
Thương hiệu máy chủ Supermicro
Supermicro chuyên cung cấp các máy chủ hiệu năng cao và giải pháp linh hoạt cho các trung tâm dữ liệu. Với dòng sản phẩm phong phú, từ máy chủ rack, máy chủ lưu trữ, đến máy chủ GPU, Supermicro đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực AI và điện toán hiệu năng cao (HPC).
Kinh nghiệm bảo dưỡng bảo trì máy chủ để lâu bền hơn
Để máy chủ hoạt động ổn định và bền lâu, việc bảo trì thường xuyên và đúng cách là rất quan trọng. Bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích sau đây.
- Vệ sinh định kỳ: Máy chủ cần được vệ sinh định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, đặc biệt là ở các bộ phận như quạt làm mát, bộ nguồn, và khe RAM. Bụi bẩn có thể làm giảm hiệu suất tản nhiệt và gây quá nhiệt, dẫn đến hư hỏng linh kiện. Nên sử dụng khí nén và khăn mềm để vệ sinh máy.
- Kiểm tra nhiệt độ và hệ thống làm mát: Hãy đảm bảo rằng các quạt làm mát, bộ tản nhiệt và hệ thống điều hòa tại trung tâm dữ liệu hoạt động hiệu quả. Theo dõi nhiệt độ CPU, GPU, và ổ cứng thường xuyên để phát hiện kịp thời các vấn đề về quá nhiệt.
- Cập nhật phần mềm và firmware: Luôn cập nhật hệ điều hành, phần mềm quản lý máy chủ, và firmware của các linh kiện như RAID controller, iDRAC, hoặc iLO để tăng cường bảo mật và hiệu năng.
- Kiểm tra ổ cứng và lưu trữ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe của ổ cứng bằng các công cụ như SMART để phát hiện sớm dấu hiệu hỏng hóc. Với hệ thống RAID, hãy kiểm tra trạng thái của từng ổ đĩa và thay thế ngay nếu phát hiện lỗi.
- Quản lý nguồn điện ổn định: Máy chủ cần được cấp nguồn ổn định thông qua UPS (bộ lưu điện) để bảo vệ khỏi các sự cố mất điện đột ngột hoặc biến động điện áp. Điều này giúp bảo vệ linh kiện và giảm nguy cơ mất dữ liệu.
- Sao lưu dữ liệu thường xuyên: Thực hiện sao lưu định kỳ để bảo vệ dữ liệu quan trọng. Hãy kiểm tra khả năng khôi phục từ các bản sao lưu để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Giám sát liên tục: Sử dụng các công cụ giám sát máy chủ như Nagios, Zabbix hoặc Dell OpenManage để theo dõi hiệu suất, tải CPU, bộ nhớ, và trạng thái hệ thống. Điều này giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.
- Kiểm tra kết nối và cáp mạng: Đảm bảo rằng tất cả các kết nối mạng và cáp được cố định chắc chắn. Kiểm tra tình trạng các cổng Ethernet và module quang để tránh các sự cố gián đoạn mạng.
- Đặt lịch bảo trì định kỳ: Thiết lập lịch bảo trì định kỳ, bao gồm kiểm tra toàn bộ hệ thống, cập nhật phần mềm, và vệ sinh phần cứng. Nên thực hiện bảo trì ít nhất 6 tháng/lần hoặc theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
- Lưu trữ trong môi trường lý tưởng: Máy chủ nên được đặt trong phòng có nhiệt độ, độ ẩm, và môi trường phù hợp. Hãy đảm bảo nhiệt độ dao động từ 18-27°C và độ ẩm từ 40-60% để ngăn ngừa hỏng hóc do môi trường.
Việc tuân thủ những kinh nghiệm trên không chỉ giúp máy chủ hoạt động hiệu quả mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị, giảm thiểu chi phí sửa chữa và thay thế trong tương lai.
Mua máy chủ server chất lượng, giá tốt, tại CNTTShop
Lựa chọn được một địa chỉ uy tín để mua sắm và là điều thường khiến chúng ta phân tâm nhất bởi có quá nhiều địa chỉ mọc lên như nấm rơm nhưng không phải nơi nào cũng đảm bảo chất lượng máy chủ chính hãng cũng như việc hỗ trợ kỹ thuật vào bảo hành uy tín.
Nếu bạn chưa chọn được cho mình một nơi yên tâm để mua sắm máy chủ. Đến với CNTTShop để được hưởng nhiều quyền lợi tốt nhất. CNTTShop là một thương hiệu và cũng là địa chỉ website của Công Ty Công Nghệ Việt Thái Dương chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm thiết bị mạng, Máy chủ, Storage, SAN, NAS,..vv và linh kiện máy chủ chính hãng, hàng đầu Việt Nam.
Đọc thêm