Logo CNTTShop.vn

Hotline: 0966 658 525

Hà Nội: NTT03, Line 1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội. ● HCM: Số 31B, Đường 1, Phường An Phú, Quận 2 (Thủ Đức), TP HCM. ===> Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cung Cấp Thiết Bị Security - Network - Wifi - CCTV - Conference - Máy chủ Server - Lưu trữ Storge.
Thiết bị mạng: 0962 052 874 - 0966 658 525 Máy chủ Server: 0866 176 188 Purchase: 0963 506 565
Danh mục sản phẩm

Thiết bị chuyển mạch Switch

( 7721 sản phẩm)
Scenario
Switch Type
Số Cổng
Deployment Type
Routing/Switching
Downlink Ports
Uplink Ports
Management
Configurations
Features

Có phải bạn đang tìm kiếm thiết bị Switch đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật cho hệ thống mạng của mình? Switch có bao nhiêu cổng, có hiệu suất chuyển mạch như thế nào, switch có những tính năng gì? có mức giá bán bao nhiêu? Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí chính xác để bạn mua được thiết bị chuyển mạch Switch phù hợp với nhu cầu sử dụng và chi phí hợp lý nhất.

1. Giới thiệu tổng quan về Switch mạng.

Switch mạng được các chuyên gia trong nghành gọi với nhiều tên khác nhau như: thiết bị chuyển mạch, bộ chuyển mạch, bộ chia mạng hay thiết bị chia mạng. Switch được sử dụng để kết nối các thiết bị trong mạng và giúp chúng giao tiếp với nhau, vai trò của Switch là chuyển tiếp dữ liệu từ thiết bị truyền tới thiết bị nhận trong mạng một cách nhanh chóng, hiệu quả an toàn.

Trước đây mô hình mạng hình sao (Star) được áp dụng trong kiến trúc mạng thì Switch có vai trò là thiết bị kết nối các đoạn mạng (segment) với nhau. Nhưng ngày nay mô hình 3 lớp (three-tier) là kiến trúc phổ biến được sử dụng để thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp, trong mô hình mạng 3 lớp tùy vào chức năng của từng loại Switch sẽ hoạt động làm Switch Access, Switch Distribution hay Switch Core.

Hiểu một cách đơn giản trực quan hơn, Switch trong mạng máy tính sẽ kết nối các thiết bị như: máy tính, wifi, máy in, camera ..vv để chúng giao tiếp dữ liệu với nhau, giúp cải thiện hiệu suất, bảo mật và quản lý mạng tốt hơn.

2. Đặc trưng nổi bật của thiết bị chuyển mạch Switch.

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, các bộ chuyển mạch Switch được nghiên cứu và sản xuất với nhiều tính năng thông minh, hiện đại. Nhằm mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu cầu chuyển mạch trong có sở hạ tầng mạng ở mọi phân khúc, mọi quy mô, ở mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Sau đây là các tính năng của thiết bị chuyển mạch Switch, các bạn cùng xem nhé.

  • Thiết kế linh hoạt: Thiết bị chuyển mạch switch có thiết kế linh hoạt cung cấp số lượng cổng kết nối đa dạng như 6-Port, 8 Port, 16 Port, 24 Port, 48 Port ..vv Switch được thiết kế cổng kết nối là cổng đồng RJ45 hoặc cổng quang, có thể kết hợp cả cổng đồng và cổng quang. Nó có thể được thiết kế kiểu Switch bắt rack 1U hoặc nhỏ gọn hơn với nhiều tiêu chuẩn để lắp đặt được ở nhiều vị trí và môi trường hoạt động khác nhau.
  • Tương thích kết nối nhiều loại thiết bị: Bộ chuyển mạch Switch dễ dàng tương thích kết nối với nhiều loại thiết bị khác nhau như: máy tính, wifi, router, server, các thiết bị IoT ..vv và các thiết bị mạng khác. Switch có thể đáp ứng được nhiều tốc độ kết nối với công nghệ Gigabit hay Multigigabit từ 10/100/1000Mbps, 2.5G, 5G, 10G, 40G,.. tới 800G.
  • Kiểm soát dữ liệu và quản lý mạng: Switch mạng có khả năng quản lý lưu lượng dữ liệu truyền qua để duy trì hiệu suất, bảo mật và hiệu quả của mạng máy tính. Được tích hợp nhiều tính năng công nghệ hiện đại như QoS, ACLs, Encryption, VLANs, Proxy Servers, Content Filtering, Network Monitoring, Reporting ..vv giúp thiết bị chuyển mạch kiểm soát dữ liệu và quản lý mạng một cách hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.
  • Bảo mật: Switch không chỉ là một thiết bị chuyển mạch thông thường mà còn có khả năng cấu hình và tăng cường bảo mật để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng và bảo vệ thông tin quan trọng trong hệ thống mạng.

3. Vai trò chức năng hoạt động của switch

Switch cho phép các thiết bị kết nối với mạng giao tiếp với nhau. Khi một thiết bị gửi dữ liệu, switch nhận các tín hiệu vật lý (thông qua cổng) và chuyển đổi chúng thành dữ liệu số. Bộ chuyển mạch Switch sẽ kiểm tra địa chỉ đích của gói dữ liệu (được biết đến là địa chỉ MAC - Media Access Control) để xác định cổng mà nó cần gửi dữ liệu tới. Điều này được thực hiện thông qua quá trình học địa chỉ MAC khi các thiết bị mới kết nối vào switch.

Thiết bị chuyển mạch Switch duy trì một bảng chuyển đổi (switching table) để theo dõi địa chỉ MAC của các thiết bị kết nối vào cổng nào. Bảng này giúp switch xác định nơi mà gói dữ liệu cần được chuyển tiếp. Switch giúp tăng hiệu quả mạng LAN bằng cách giảm đụng độ và tối ưu hóa chuyển tiếp dữ liệu, đặc biệt là trong môi trường với nhiều thiết bị kết nối.

Sau khi xác định cổng đích, switch chuyển tiếp gói dữ liệu đến cổng đó mà không gửi đến tất cả các cổng. Điều này giúp giảm đụng độ và tăng hiệu suất trong mạng. Switch cung cấp hiệu suất tốt hơn so với các thiết bị chuyển mạch trước đó như hub. Nó cũng hỗ trợ băng thông lớn hơn, cho phép nhiều thiết bị kết nối và truyền dữ liệu cùng một lúc mà không gặp tình trạng đụng độ.

Switch cung cấp khả năng mở rộng băng thông bằng cách cho phép nhiều cổng hoạt động đồng thời mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Switch thường có khả năng kiểm tra lỗi trước khi chuyển tiếp dữ liệu, giúp đảm bảo rằng gói dữ liệu được chuyển tiếp một cách đáng tin cậy và không gây lỗi trong mạng. 

Switch mạng cho phép tất cả các thiết bị trong mạng doanh nghiệp kết nối với nhau. Điều này tạo ra một môi trường mạng, nơi các thiết bị có thể chia sẻ tài nguyên dữ liệu như tệp tin, ứng dụng, và dịch vụ. Switch kết nối và quản lý giao tiếp giữa tất cả các thiết bị trong mạng. Các thiết bị này có thể bao gồm máy tính, máy in, điện thoại IP, camera an ninh, Wifi, Server và nhiều thiết bị khác.

Do switch có khả năng chuyển tiếp dữ liệu đến đúng đích một cách hiệu quả, vị trí của các thiết bị trong tòa nhà không ảnh hưởng nhiều đến khả năng kết nối và giao tiếp. Các thiết bị có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào trong doanh nghiệp mà vẫn có thể tương tác với nhau thông qua switch.

Nhờ có switch, các thiết bị trong mạng có thể trao đổi thông tin một cách hiệu quả. Switch giúp điều phối việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị một cách thông suốt và hiệu quả. Switch mạng tạo điều kiện cho việc liên lạc dễ dàng giữa các thiết bị trong mạng. Việc này giúp cải thiện sự hiệu quả của các quy trình làm việc và giao tiếp trong doanh nghiệp.

Một số switch hỗ trợ chức năng cấp nguồn PoE qua cổng mạng, cung cấp nguồn điện cho các thiết bị như điện thoại IP, camera an ninh, và thiết bị mạng khác qua cáp Ethernet. 

Switch cung cấp khả năng quản lý linh hoạt, cho phép người quản trị thiết lập cấu hình, giám sát và quản lý mạng một cách hiệu quả. 

4. Những lợi ích khi sử dụng Switch mạng là gì?

  • Thiết bị chuyển mạch Switch cho phép các thiết bị trong mạng kết nối tập trung và tương tác với nhau, tạo nên một hệ thống mạng tích hợp và linh hoạt. 
  • Đảm bảo luồng lưu lượng giữa các các thiết bị giao tiếp với nhau ổn định, không bị xung đột hay ghẽn mạng. Tránh gửi dữ liệu trùng lặp hoặc sai địa chỉ, giúp giảm số lượng miền quảng bá, tăng hiệu suất và bảo mật của mạng.
  • Switch mạng cung cấp khả năng theo dõi và quản lý việc sử dụng các thiết bị kết nối trong mạng. Bao gồm việc theo dõi lưu lượng truy cập, xác định thông lượng sử dụng, và cung cấp thông tin hữu ích về hoạt động của mạng, giúp quản trị viên mạng hiểu rõ hơn về các thành phần đang được sử dụng và có thể thực hiện các biện pháp quản lý và tối ưu hóa mạng.
  • Switch cho phép quản lý và kiểm soát quyền truy cập của các thiết bị và người dùng trong mạng. Với các tính năng như Port Security, 802.1X Authentication, VLANs, ACLs, quản lý địa chỉ MAC, Logging, Monitoring ..vv Những tính năng trên giúp switch mạng trở thành một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ và quản lý an ninh trong môi trường mạng, đặc biệt là khi cần kiểm soát người dùng và thiết bị được phép truy cập vào mạng.
  • Switch hỗ trợ nhiều công nghệ truyền dẫn làm tăng khả năng linh hoạt, hiệu suất và băng thông của mạng, đồng thời đảm bảo sự tương thích với các thiết bị và công nghệ mạng hiện đại. Chính vì lợi ích này mà Switch mạng đã thay thế các thiết bị như repeater hay Hub.
  • Thiết bị chuyển mạch switch có khả năng triển khai và quản lý các Virtual LANs (VLANs), tạo ra các phân đoạn logic trong mạng để tách biệt lưu lượng và cải thiện hiệu suất mạng.

5. Switch mạng có những loại nào?

Để phân loại các thiết bị chuyển mạch Switch, chúng ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau và đây cũng là tiêu chí để chúng ta quyết định mua thiết bị Switch phù hợp với mục đích của mình. Thông thường sẽ chi các bộ chuyển mạch thành các loại sau:

5.1. Phân loại switch theo môi trường hoạt động

Switch công nghiệp: thường được sử dụng để hoạt động trong các môi trường khắc nghiệt, loại switch này có thiết kế chịu được nhiệt độ cao, khói bụi, rung lắc mạnh để hoạt động trong thời gian dài liện tục.

Switch thông thường: đây là các loại Switch phổ biến hoạt động ở điều kiện môi trường bình thường, nó không được thiết kế để chống chịu các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

5.2. Phân loại thiết bị chuyển mạch switch theo khả năng quản lý

Switch Unmanaged: hay gọi là switch không được quản lý, loại switch này chỉ cắm và chạy đáp ứng các kết nối nhanh chóng không cần cấu hình cài đặt, phù hợp cho các mạng nhỏ.

Switch Mannaged: Đây là switch có thể được cấu hình và cài đặt để chạy các tính năng đáp ứng các nhu cầu sử dụng của mạng. Switch này có khả năng quản lý nên cao cấp hơn Switch unmanaged chính vì vậy có giá thành cao hơn.

5.3 phân loại thiết bị chuyển mạch switch theo kích thước

Switch Desktop: switch này có kích thước nhỏ gọn không có quạt làm mát nên thường được sử dụng trong văn phòng làm việc, trong không gian cần sự yên tĩnh.

Switch bắt Rack: Switch này có kích thước lớn hơn switch desktop, thường có thiết kế 1U đi kèm switch có bộ ốc vít và tai rack để lắp đặt trong tủ rack. Switch này sẽ có nhiều cổng hơn, hiệu suất hoạt động cao hơn, thường có quạt làm mát để tản nhiệt đảm bảo nhiệt độ hoạt động của Switch trong ngưỡng an toàn.

5.4. Phân loại Switch theo chức năng hoạt động

Switch Access: Đây là thiết bị chuyển mạch dùng để kết nối các thiết bị cuối như: wifi, máy tính, camera .vv nó thường có tính năng Layer 2.

Switch Distribution: Switch này hoạt động ở lớp hai trong mô hình mạng phân cấp, có chức năng để kết nối mạng con ở lớp Access và lớp Core

Switch Core: là switch hoạt động ở lớp lõi của mạng có tính năng Layer 3 để định tuyến và chuyển tiếp dữ liệu đến lớp Access và lớp Distribution.

Switch PoE: Đây là switch có khả năng cấp nguồn PoE cho các thiết bị mạng khác qua cổng Ethernet, nguồn điện được quản lý và cấp phát cho các thiết bị như wifi, camera, thiết bị IoT .. hay các các thiết bị khác mà không cần triển khai thêm ở cắm điện.

Thông thường trong các hệ thông mạng vừa và nhỏ Switch Distribution và Switch Core có thể gộp thành 1 và đảm nhận cả hai chức năng để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên ở quy mô mạng lớn hơn để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt thì 2 loại switch này được tách biệt để đảm nhiệm chức năng rõ ràng.

5.5. Phân loại switch theo số lượng cổng kết nối

Hiện nay switch có thiết kế với số lượng cổng khác nhau để phục vụ nhu cầu kết nối của người dùng, sau đây là một số loại switch phổ biến thường gặp.

Switch 5 Port: Loại switch này có thiết kế 5 cổng phục vụ tối đa 5 kết nối tới các thiết bị khác nên thường được sử dụng trong các mạng gia đình hay văn phòng nhỏ.

Switch 8 Port: Switch này cung cấp 8 cổng kết nối, đáp ứng nhù cầu mạng trong văn phòng vừa và nhỏ.

Switch 16 Port: Switch này có giao diện kết nối 16 cổng đáp ứng môi trường mạng doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

Switch 24 Port: Đây là switch có thiết kế 24 cổng kết nối phù hợp cho mạng doanh nghiệp vừa và lớn.

Switch 48 Port: Là mẫu Switch có 48 cổng kết nối có hiệu suất chuyển mạch vượt trội hơn và cũng có giá thành cao hơn, được sử dụng trong hệ thống mạng doanh nghiệp lớn, trung tâm dự liệu.

Switch Chassis: Đây là loại switch có số lượng cổng lớn có thể lên tới hàng trăm cổng kết nối, số lượng cổng phụ thuộc vào số lượng Module gắn vào. Nó thường sử dụng trong môi trường mạng lớn như trung tâm dữ liệu hay các nhà cung cấp dịch vụ CNTT.

Ngoài các loại switch trên đây còn có nhiều loại switch khác được phân loại dự trên nhiều yếu tố. Khi bạn tìm kiếm hay chọn lựa mua thiết bị chuyển mạch switch nên xem kỹ yêu cầu kỹ thuật cũng như tham vấn từ các chuyên gia mạng của chúng tôi, để được tư vấn chính xác nhất.

6. Các thương hiệu Switch chất lượng, giá tốt nhất hiện nay

Ngoài các tiêu chí kỹ thuật khi mua switch chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến thương hiệu của hãng switch nào tốt? Switch hãng nào giá hợp lý? để vừa phù hợp với ngân sách đầu từ và vừa đảm bảo chất lượng ổn định cho hệ thống mạng khi hoạt động. Sau đây là một số hãng Switch được đánh gái tốt nhất đang được CNTTShop.vn phân phối hiện nay:

  • Switch Cisco
  • Switch Aruba
  • Switch Maipu
  • Switch Allied Telesis
  • Switch H3C
  • Switch Juniper
  • Switch Mikrotik
  • Switch Teltonika

Tất cả các bộ chuyển mạch Switch tại Việt Thái Dương đều đầy đủ giấy tờ CO/CQ, bảo hành chính hãng thủ tục nhanh chóng. Đi cùng với các sản phẩm chất lượng là các dịch vụ chăm sóc khách hàng uy tín.

6.1. Switch Cisco

Switch Cisco là dòng thiết bị chuyển mạch của hãng Cisco cung cấp mạng LAN và WAN lớn nhất hiện nay, Switch của Cisco chiếm tới 60% nhu cầu sử dụng trên toàn thế giới. Switch của Ciso được đánh giá cao về chất lượng, hiệu suất và được tích hợp nhiều tính năng và ứng dụng phong phú, phù hợp với nhiều doanh nghiệp và tổ chức.

Một số dòng switch của Cisco nổi bật phải kể đến như sau: Switch Cisco Catalyst 9300, Switch Cisco Catalyst 9200, Switch Cisco Catalyst 1000, Cisco Business CBS110, Cisco Business CBS220, Cisco Business CBS250, Cisco Business CBS350, Switch Cisco Catalyst 1200, Switch Cisco Catalyst 1300..vv hay Switch Cisco Nexus

6.2. Switch Aruba

Switch Aruba là dòng sản phẩm thương hiệu Aruba của Mỹ. Được tập đoàn HP mua lại năm 2015 với nguồn lực khổng lồ và không ngừng phát triển, Switch Aruba từng bước chiếm lĩnh thị trường và được doanh nghiệp và tổ chức tin dùng.

Switch Aruba được biết đến là dòng thiết bị chuyển mạch cực kỳ chất lượng, hiệu suất cao, chịu tải tốt, có nhiều đổi mới với rất nhiều tính năng phong phú đi kèm, phù hợp sử dụng cho doanh nghiệp ở mọi quy mô.

6.3. Switch Juniper

Switch Juniper là dòng thiết bị chuyển mạch của hãng Juniper, một thương hiệu nổi tiếng cung cấp thiết bị mạng từ năm 1996. Switch Juniper có hiệu suất chuyển mạch cao, nhiều tính năng thông minh hiện đại được hỗ trợ bởi AI, giúp các hoạt động của mạng đơn giản hơn hiệu quả hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm thiết bị Switch chất lượng thì không nên bỏ qua các sản phẩm của thương hiệu Juniper.

Các dòng chuyển mạch Switch Juniper nổi bật: Switch Juniper EX2300, Switch Juniper EX3400, Switch Juniper EX4100, Switch Juniper EX4400, Switch Juniper EX4600.

Các thiết bị chuyển mạch Switch Juniper chất lượng giá tốt bạn nên quan tâm: Switch Juniper EX2300-24T, Switch Juniper EX3400-24T

7. Mua thiết bị chuyển mạch uy tín ở đâu?

Việt Thái Dương (CNTTShop.vn) là đơn vị uy tín 20 năm cung cấp các thiết bị chuyển mạch Switch chính hãng, chúng tôi là nhà phân phối của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Cambium, Maipu, Cisco, Aruba, Juniper, Mikrotik, Teltonika ..vv. Các sản phẩm chuyển mạch có mức giá bán cạnh tranh hợp lý, đầy đủ chứng từ CO/CQ, tài liệu hướng dẫn Datasheet, cùng với đó là dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng uy tín.

Chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng suốt vòng đời của sản phẩm, trước trong và sau khi mua hàng nhiệt tình chu đáo. Đặc biệt có nhiều chính sách chăm sóc và ưu đãi lớn cho khách hàng là dự án và đại lý.

Việt Thái Dương là địa chỉ uy tín để bạn mua các sản phẩm Switch chia mạng và các thiết bị mạng khác. Vui lòng liên hệ tới chúng tôi để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ kỹ thuật chính xác và nhận báo giá tốt nhất.

Công Ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương

Đ/C HN: NTT03, Line1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.

Đ/C HCM: Số 31B, Đường 1, Phường An Phú, Quận 2 (Thủ Đức), TP HCM.

Điện Thoại: 0906 051 599

Website: www.cnttshop.vn