Cũng như các thiết bị điện tử khác, mọi thiết bị mạng đều sẽ có hệ điều hành riêng của nó, được gọi là The Internetwork Operating System, viết tắt là IOS. Người dùng có thể dựa vào database có sẵn mà nhà sản xuất đưa ra để cấu hình thiết bị theo ý muốn của mình, thông qua Command-line Interface (CLI), hay còn được biết đến với cái tên giao diện dòng lệnh. Ngày nay thì hầu như tất cả nhà cung cấp đều đã phát triển thêm giao diện người dùng (Graphical user interface) cho các thiết bị. Điều này sẽ giúp người dùng có thể tiếp cận các thiết bị một cách dễ dàng hơn mà không cần có kiến thức quá sâu, phục vụ cho việc sử dụng những tác vụ cơ bản hay người không chuyên về lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, với mỗi cá nhân thì giao diện dòng lệnh CLI hay giao diện người dùng GUI đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng, và bản thân mình cho rằng nên kết hợp sử dụng cả 2 để tối đa hóa tĩnh năng của thiết bị.
1. Quản trị thiết bị qua giao diện dòng lệnh CLI
Để quản trị thiết bị thông qua giao diện dòng lệnh thì trước tiên bạn cần cài đặt phần mềm hỗ trợ như PuTTY hay SecureCRT. Với mỗi phương pháp quản trị khác nhau thì chúng ta sẽ cần những điều kiện khác nhau, vậy mình sẽ nói về giao diện dòng lệnh trước..
Để kết nối vào giao diện CLI của thiết bị mạng, ta sẽ có 2 cách. Đầu tiên, dễ dàng nhất và cũng là recommend dành cho tất cả mọi người. Hãy chuẩn bị 1 sợi dây console, và bạn có thể kết nối vào thiết bị mọi lúc, mọi nơi mà không cần quan tâm đến điều gì khác. Chỉ có 1 cổng console hỏng mới có thể ngăn được bạn truy cập vào giao diện dòng lệnh của thiết bị. Phương pháp này có thể áp dụng ngay cả trong trường hợp thiết bị mạng bị lỗi cấu hình, bị treo mạng, hay thậm chí là hệ điều hành không hoạt động hay không có cả hệ điều hành mà chỉ có mỗi một bộ nhớ trống không. Mọi vấn đề đều có thể được giải quyết, chỉ trừ trường hợp thiết bị hỏng phần cứng.
Cách thứ 2, sử dụng giao thức Telnet/SSH. Trước đây, để có thể sử dụng Telnet/SSH truy cập vào thiết bị thì bạn vẫn cần có dây console để cấu hình kích hoạt 2 tính năng này trước khi sử dụng nó. Tuy nhiên giờ đây bạn có thể vào giao diện web trước và kích hoạt 2 tính năng này chỉ bằng 1 cú click chuột.
2. Quản trị thiết bị qua giao diện WEB / giao diện người dùng GUI
Vậy thì truy cập vào giao diện web của thiết bị bằng cách nào ? Đối với một số các sản phẩm sử dụng OS cũ, bạn sẽ cần kích hoạt giao diện web của thiết bị thông qua… giao diện dòng lệnh !!! Bắt đầu thấy rối rắm rồi phải không ? Cho nên ở các dòng sản phẩm mới đây nhất, tính năng giao diện web sẽ mặc định được kích hoạt bởi nhà sản xuất. Mỗi thiết bị sẽ có 1 địa chỉ IP mặc định đã được set up từ trước và được nhà sản xuất public thông tin, bạn chỉ cần thực hiện thao tác như sau để kết nối. Cắm dây RJ-45 từ 1 cổng mạng bất kỳ trên switch với cổng mạng của máy tính. Sau đó, đổi địa chỉ IP máy tính của bạn sang tĩnh, và truy cập vào địa chỉ IP mặc định của thiết bị bằng trình duyệt web. Khi đó, bạn cần tìm hiểu xem tài khoản mặc định để đăng nhập vào giao diện trong lần đầu tiên là gì. Với mỗi nhà cung cấp thì sẽ có những tài khoản khác nhau được public trên datasheet hay configuration guide của thiết bị. Sau khi đăng nhập thì bạn sẽ được yêu cầu tạo 1 tài khoản mới, lúc này bạn sẽ có tài khoản quản trị thiết bị cho riêng mình.
Với giao diện CLI, việc cấu hình trên nhiều nhóm cổng sẽ nhanh hơn so với giao diện web, và ngược lại 1 số tính năng cần kích hoạt thì trên giao diện web sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều. Vậy nên bạn cần tìm hiểu về cách cấu hình trên cả 2 giao diện để có thể thao tác một cách nhanh chóng, tiện lợi và đơn giản hơn rất nhiều.