CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIỆT THÁI DƯƠNG
Logo CNTTShop.vn

NTT03, Line 1, Thống Nhất Complex, Thanh Xuân, Hà Nội.
Danh mục sản phẩm

IT Network, hay Network Administrator là gì?

1. Lời mở đầu

Xin chào các bạn. Trước đây thì CNTTShop cũng đã làm một vài nội dung liên quan đến kỹ thuật như là chia sẻ các cách cấu hình cơ bản trên các loại thiết bị khác nhau, hay là chia sẻ về phương pháp làm lab cho mọi người rồi. Nhưng sắp tới đây thì mình quyết định sẽ làm thêm nội dung khác, lần này là hoàn toàn hướng đến các bạn sinh viên đang theo học ngành IT nói chung, hay cụ thể và chính xác hơn thì nó gọi là IT Network nói riêng. IT Network , hay Network Administrator là một nhóm chuyên ngành riêng biệt của IT, khác với làm software, game hay web là những công việc phổ biến và được nhiều người biết tới hơn. Nói vậy là bởi vì IT Network mang tính chất Business to Business, nên có thể nói là đến lúc đi làm thì người ta mới có thể tiếp xúc đến được. Network sẽ là kiến thức nền tảng để phát triển theo nhiều hướng khác, có thể là tiếp tục đi sâu hơn về network, hay học thêm về System, Security, CyberOps, Devnet, Automation... rất rất nhiều, có thể nói là học cả mấy đời có khi vẫn chưa hết. Phần đầu tiên của series bài viết và video này sẽ là tóm gọn các kiến thức của CCNA, chương trình mở đầu về network của Cisco, một công ty đi đầu trong lĩnh vực công nghệ mạng. Dù là hiện nay có rất nhiều công ty tham gia vào mảng thiết kế thiết bị mạng, nhưng tất cả đều sẽ phải tuân thủ những quy chuẩn chung được quyết định bởi tổ chức Institute of Electrical and Electronics Engineers. Bởi vậy nên bạn cần phải hiểu nguyên lý hoạt động của các thiết bị hay các giao thức sử dụng trong mạng, chứ không nhất thiết phải học thuộc câu lệnh hay cách cấu hình thiết bị của bất kỳ hãng nào. Chương trình CCNA của Cisco theo mình là phù hợp nhất cho điều này, bởi từ đó bạn sẽ có đủ kiến thức nền để tiếp cận với rất nhiều loại thiết bị của các hãng khác nhau. 

2. Network Jobs

    Đây có lẽ là điều mà bất kỳ ai theo học các khóa học của Cisco cũng hướng đến. Các công việc trong ngành networking cơ bản có thể chia thành những nhóm nghề lớn như sau.

    2.1 Network Engineer

    Đầu tiên, đương nhiên chính là vị trí kỹ sư mạng. Đây là người sẽ có nhiệm vụ xây dựng và cấu hình lên những mô hình mạng trên thực tế. Tùy thuộc vào bạn làm việc ở đâu mà công việc của những kỹ sư mạng cũng sẽ khác nhau. Đối với mạng trong một văn phòng nhỏ và vừa, cần cấu hình cho router, switch hay các access point để người dùng có thể truy cập vào internet hay các thiết bị nội bộ. Nếu như bạn làm việc trong ISP - Nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet thì cần phải cấu hình router để đảm bảo khách hàng có thể truy cập vào internet. Để có thể cấu hình cho các thiết bị này, bạn cần phải hiểu về các giao thức mạng khác nhau và học cách cấu hình cho chúng một cách hợp lý.

    2.2 Network Sales Engineer

    Với công việc này, bạn cần có thêm cả kỹ năng sales bên cạnh các kiến thức kỹ thuật. Bạn cần xác định được nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho họ những giải pháp hợp lý và thiết bị phần cứng đi kèm để có thể triển khai những giải pháp đó.

    2.3 System Management

    Người quản trị hệ thống lại càng cần nhiều kiến thức hơn nữa. Bên cạnh hiểu biết về network, bạn còn phải thông thạo về cả system để có thể can thiệp vào sâu hơn nữa trong hệ thống, ví dụ như server hay máy tính. Bạn cần biết về hệ điều hành, về các tool monitor và quản lý hệ thống, về các linh kiện sử dụng cho server và máy tính như RAM, ổ cứng,...

Đối với những công ty có mạng quy mô vừa và nhỏ, một người có thể làm cả công việc của Network Engineer và System Management bởi nó có một số sự tương đồng, tuy nhiên ở môi trường lớn hơn sẽ có sự tách biệt rõ ràng giữa 2 công việc này.

Ngoài ra còn rất nhiều các vị trí liên quan khác được biết đến, như là Network Administrator, Network Manager, Network Technician hay Network Analyst nhưng về cơ bản thì chúng đều có cùng 1 nguồn gốc xuất phát với Network Engineer.