Ở vào thời kỳ đầu, sự phát triển của các công nghệ mạng là rất hỗ loạn. Mỗi nhà cung cấp đều sẽ có giải pháp độc quyền của riêng mình, và thật tệ là những giải pháp của họ lại không tương thích được với nhau. Đó là lý do mà ý tưởng về một mô hình chung cho mạng được sinh ra, để việc thiết kế phần cứng và phát triển phần mềm có thể hoạt động được với nhau. Sử dụng mô hình mở là điều mà tất cả mọi người đều đồng ý. Vậy nên, để giải quyết vấn đề này, tổ chức International Organization for Standardization (ISO) đã nghiên cứu và cho ra đời mô hình OSI vào năm 1984. Và thế là ngày nay, hầu hết các nhà cung cấp đều xây dựng mọi thứ dựa trên mô hình này và mọi thứ đều đã trở lên tương thích với nhau. Thật tuyệt vời !
Mô hình OSI, viết tắt của Open Systems Interconnection được biết đến là mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa máy tính và thiết kế giao thức mạng.
Mô hình OSI bao gồm có 7 lớp, và với lĩnh vực Network, chúng ta sẽ đặc biệt quan tâm đến 4 lớp đầu tiên, tính từ dưới lên trên
- Lớp đầu tiên được gọi là lớp vật lý, mình gọi đây là nơi tồn tại của cơ sở hạ tầng mạng với những thiết bị phần cứng và sự kết nối giữa chúng với nhau, mọi thứ mà bạn có thể nhìn bằng mắt thường và thực sự có thể chạm vào nó.
- Tiếp theo, là lớp liên kết dữ liệu. Phần này sẽ đảm bảo dữ liệu được định dạng theo một cách chính xác và đảm bảo nó đáng tin cậy để có thể được truyền đi. Địa chỉ MAC và các frame Ethernet nằm ở đây. Thiết bị chính phục vụ ở khu vực này là các máy tính cá nhân và switch layer 2.
- Layer 3, hay còn gọi là lớp network, là vị trí của địa chỉ IPv4 và IPv6, đây cũng là lớp kết nối và tồn tại những lựa chọn định tuyến Có thể hình dung mô hình mạng ở lớp này cũng giống như google maps, mọi thiết bị sẽ sở hữu cho mình 1 địa chỉ riêng biệt, và routing thì giống như chức năng chỉ đường khi bạn cần di chuyển giữa 2 vị trí nào đó.
- Ở tầng tiếp theo là lớp transport, nơi chịu đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển các gói tin với giao thức mạng quen thuộc TCP/UDP.
3 lớp còn lại là session, presentation và application thì mình chỉ nhắc sơ qua vì nó không có quá nhiều vai trò trong lĩnh vực networking. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về phần này trong những khóa học khác. Tuy vậy, cần phải nhớ rằng mọi dữ liệu được gửi đi/ nhận về đều phải đi qua tất cả các lớp trong mô hình OSI mà không được phép bỏ qua bất kỳ một lớp nào. Ở mỗi tầng, thông tin đi qua sẽ có đơn vị khác nhau, với “segment” ở transport layer, “packet” ở network layer và “frame” ở data link layer. Đây được gọi là thuật ngữ, chính vì vậy không nên nhầm lẫn nó khi nói về IP frames hay Ethernet.
Vậy hãy cùng xem mọi thứ khác nhau thế nào trên mô hình OSI thông qua Wireshark - một công cụ giúp bạn thấy được tất cả các gói tin truyền / nhận trên máy tính.
Mình sẽ thử truy cập vào trang web của cisco và xem điều gì sẽ xảy ra trong mạng máy tính của mình.