Logo CNTTShop.vn

Hotline: 0966 658 525

Hà Nội: NTT03, Line 1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội. ● HCM: Số 31B, Đường 1, Phường An Phú, Quận 2 (Thủ Đức), TP HCM. ===> Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cung Cấp Thiết Bị Security - Network - Wifi - CCTV - Conference - Máy chủ Server - Lưu trữ Storge.
Thiết bị mạng: 0862 158 859 - 0966 658 525 Máy chủ Server: 0866 176 188 - 0968 498 887 Purchase: 096 350 6565
Danh mục sản phẩm

Cách chọn nguồn điện cho máy chủ server đảm bảo hiệu suất hoạt động tối đa

Bộ nguồn (PSU) là thành phần quan trọng đảm bảo cung cấp năng lượng và khả năng hoạt động ổn định cho toàn bộ hệ thống máy chủ của bạn. Các PSU chuyên dụng sẽ giúp máy chủ chịu được tải cao 24/7. Trong bài viết này, hãy cùng với CNTTShop tìm hiểu một số lưu ý chính khi lựa chọn bộ nguồn cho máy chủ của bạn nhé! 

Bộ nguồn của máy chủ

1. Các khuyến nghị và thông số kỹ thuật 

Đầu tiên, khi lựa chọn bộ nguồn bạn cần lưu ý đến tổng công suất của toàn bộ các thành phần linh kiện cấu thành máy chủ. Một máy chủ có cấu hình mạnh mẽ sử dụng càng nhiều CPU, nhiều RAM, nhiều ổ cứng, nhiều GPU, nhiều quạt làm mát…..thì yêu cầu về công suất nguồn (PSU) càng cao.

Tiếp đến, ngoài việc xem xét về thương hiệu sản xuất của bộ nguồn bạn cũng cần quan tâm đến độ uy tín của nhà cung cấp. Việc họ cung cấp cho bạn những bộ nguồn chất lượng, chính sách bảo hành cũng như hỗ trợ kỹ thuật tốt sẽ đảm bảo được quá trình sử dụng bộ nguồn ổn định lâu dài sau này. Bạn nên tham khảo lời tư vấn đến từ các chuyên gia hàng đầu về máy chủ đến từ CNTTShop để lựa chọn được một bộ nguồn tối ưu nhất. 

2. Sự khác biệt giữa nguồn điện thường và nguồn điện máy chủ 

Sự khác biệt cơ bản giữa các nguồn điện máy tính thông thường và nguồn điện của máy chủ nằm ở công suất của chúng. Bộ nguồn của các máy tính bình thường chỉ được thiết kế để cung cấp điện năng cho các hoạt động xử lý thông tin đơn giản trong khoảng thời gian trung bình khoảng 8 tiếng/ngày. Trong khi đó các bộ nguồn máy chủ đảm nhận vai trò cung cấp điện năng để máy hoạt động liên tục không nghỉ ở hiệu suất cao với khối lượng công việc lớn. 

Nếu một nguồn máy tính thông thường bị hỏng thì hậu quả xảy ra thường là không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nguồn máy chủ gặp sự cố sẽ dẫn đến việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến của doanh nghiệp cho người dùng bị gián đoạn, gây nên những thiệt hại về kinh tế cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Vậy nên các bộ nguồn máy chủ cần có chất lượng đáng tin cậy hơn và có khả năng thay thế mà không làm gián đoạn hoạt động của cả hệ thống. 

3. Cần làm gì trước khi lựa chọn nguồn máy chủ? 

Trước khi lựa chọn nguồn cho máy chủ, chúng ta cần xác định một số các yếu tố như:

- Tính toán tổng cống suất điện năng tiêu thụ: Bạn có thể tự cộng các thông số kỹ thuật về công suất tiêu thụ của tất cả các linh kiện thành phần trên máy chủ, từ đó ước lượng được tổng lượng điện năng mà máy chủ sẽ tiêu thụ. Bạn nên lựa chọn các bộ nguồn có công suất lớn hơn 30% so với mức tiêu thụ cần thiết của máy chủ. 

Xem xét kỹ các đầu nối và cáp: hãy xem xét các thông số của đầu nối và dây nguồn để xem bộ nguồn có thể tương thích tốt với hệ thống hay không. Nếu như các thông số này không được in trên bao bì sản phẩm hoặc không có trên trang web thì bạn có thể liên hệ trực tiếp đến các chuyên gia hoặc đơn vị cung cấp để có được thông tin chính xác nhất. 

Tính toán trước ngân sách: Thông thường bạn nên phân bổ khoảng 10% ngân sách để dành cho PSU. 

Trước khi mua hàng, hãy dành thời gian tìm hiểu đánh giá và các nhận xét tổng quan về sản phẩm. Tốt nhất là hãy tìm đến các chuyên gia về máy chủ uy tín như tại CNTTShop.

4. Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn nguồn cho máy chủ 

Hiện nay, có rất nhiều PSU hiện đại được thiết kế để giúp cho máy chủ có thể hoạt động liên tục 24/24 mà không bị gián đoạn. Thông thường trên những máy chủ hiện đại sẽ được thiết kế hoạt động với một bộ nguồn chính và một bộ nguồn dự phòng. Các bộ nguồn này có tính năng thay thế nóng khi xảy ra sự cố mà không cần phải ngắt nguồn điện.

Bộ nguồn chính và nguồn dự phòng trên máy chủ

Một bộ nguồn chất lượng sẽ giúp cho máy chủ duy trì được hiệu suất ổn định, gia tăng độ tin cậy cho toàn bộ hệ thống. Khi lựa chọn nguồn cho máy chủ, bạn nên để ý đến một số các tính năng và đặc điểm sau đây:

4.1 Các đặc điểm của bộ nguồn 

Một số các đặc điểm mà bạn cần lưu ý khi chọn nguồn gồm:

Các loại công suất nguồn: việc lựa chọn một bộ nguồn với đúng công suất cho nhu cầu của máy chủ hiện tại, hạn chế các sự cố quá tải về mức tiêu thụ điện năng cũng như về nhiệt độ. Các bộ nguồn thường có các công suất như sau: 

  • Nguồn công suất thấp:          dưới 600W
  • Nguồn công suất trung bình: 600 - 800W
  • Nguồn công suất cao:           800 - 1100W 
  • Ngoài ra trên thị trường hiện nay có nhiều bộ nguồn với công suất lớn hơn 1100W để phục vụ cho các máy chủ có cấu hình mạnh mẽ có thể hoạt động với hiệu suất tối đa. 

Bạn nên lựa chọn nguồn điện có công suất mạnh hơn ít nhất 30% so với nhu cầu cần thiết để tránh các sự cố quá nhiệt và hao mòn linh kiện. 

Chiều dài dây nguồn: lựa chọn một dây nguồn có chiều dài vừa đủ giúp không gian bố trí máy chủ của bạn gọn gàng và thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, đừng lựa chọn các dây nguồn quá ngắn dưới 65cm vì chúng có khả năng không tới được vị trí các ổ cắm. Chúng ta có thể lựa chọn rất nhiều loại nguồn khác nhau như dây tròn, dây dẹt, dây 2 chấu, 3 chấu v.v…. 

Quạt làm mát: Các quạt làm mát ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và lượng tiếng ồn mà bộ nguồn tạo ra. Hiện nay chúng ra có 3 kiểu quạt làm mát chính trên các bộ nguồn:

  • Làm mát chủ động: quạt làm mát chạy liên tục, thường thấy ở các bộ nguồn giá rẻ. Nhược điểm của hệ thống làm mát này là tiếng ồn và bụi tích tụ.
  • Làm mát bán thụ động: Quạt chỉ hoạt động khi tải (load) của bộ nguồn vượt quá một mức nhất định. Còn khi nguồn chỉ tải ở mức bình thường hoặc thấp thì quạt sẽ ngừng để tiết kiệm năng lượng và giảm tiếng ồn.
  • Làm mát thụ động: là các bộ nguồn không có quạt và hoạt động hoàn toàn yên lặng. Các bộ nguồn này thường rất đắt và hiếm. 

Kích thước của nguồn: Đây là thông số đề cập đến kích thước của nguồn, có các loại kích thước phổ biến sau: 

  • ATX: Kích thước phổ biến nhất 15 x 8,6 x 14 cm. Hầu hết các khung vỏ máy chủ tiêu chuẩn đều được thiết kế cho nguồn điện ATX. 
  • TFX: Được thiết kế cho các máy chủ phổ thông, có kích thước 15 x 8,6 cm (chiều rộng và chiều dài có thể thay đổi).
  • SFX: Nhỏ gọn và dễ lắp đặt với thiết kế thuôn dài, kích thước 8,5 x 6,52 x 17,5 cm. 
  • Flex ATX: Kích thước cực kỳ nhỏ gọn chỉ 12,5 x 5,15 x 10 cm. 

Các bộ nguồn này có nguyên lý hoạt động là tương tự nhau nhưng chúng có những đặc điểm thiết kế riêng. Chính vì vậy khi mua bộ nguồn bạn cần phải xem xét xem kích thước của nó có tương thích với khe cắm lắp đặt trên máy chủ hay không để đảm bảo khả năng lắp đặt và vận hành.

4.2 Các chứng nhận của bộ nguồn 

Trên các bộ nguồn, bạn sẽ thấy có một nhãn dán “80 PLUS” cho biết hiệu suất của nó. Nhãn dán này có các màu sắc khác nhau biểu thị cho các loại chứng nhận của nguồn gồm: Cơ bản (màu trắng), đồng, bạc, vàng, bạch kim, titan. 

Các nhãn dán này biểu thị cho chất lượng về cấu tạo, linh kiện và uy tín của thương hiệu sản xuất. Trong đó cấp titan là cao nhất và cấp cơ bản là thấp nhất.

4.3 Một số chức năng khác của bộ nguồn 

Một bộ nguồn chất lượng cần đảm bảo được các chức năng sau cho máy chủ của bạn: 

Khả năng mở rộng: Một bộ nguồn với công suất phù hợp sẽ đáp ứng khả năng mở rộng phần cứng khi có nhu cầu. 

Tính ổn định: PSU chất lượng cao có thể giúp hệ thống hoạt động ổn định, hạn chế gặp phải các lỗi khó xử lý.

Tiết kiệm năng lượng: Các PSU hiện đại giúp giảm mức tiêu thụ điện năng. 

5. Điều gì xảy ra nếu bạn lắp đặt PSU có công suất yếu? 

Khi sử dụng các bộ nguồn có công suất yếu hơn so với mức điện năng mà máy chủ tiêu thụ, có một số tình huống có thể xảy ra:

- Ổ cứng HDD bắt đầu kêu lạch cạch và sẽ sớm hỏng: ổ cứng HDD có các thành phần cơ học và rất nhạy cảm với các thay đổi điện áp. Nguồn điện yếu hoặc bị ngắt nghỉ bất ngờ sẽ gây ra các lỗi cơ học và gây hỏng ổ cứng. 

- Bạn gặp phải tình trạng giật, lag hoặc thậm chí là sập hệ thống

- Lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị tăng lên đột biến: Các PSU yếu khi lắp trong một máy chủ tiêu thụ điện năng nhiều sẽ thường phải hoạt động quá với công suất của nó. Khi đến một giới hạn, hiệu suất của PSU sẽ bị giảm xuống và gây hao phí điện năng.

- Hệ thống không khởi động hoặc phải thử nhiều lần mới khởi động được.

- Một số thiết bị kết nối không được nhận dạng. 

Việc sử dụng PSU yếu trong thời gian dài có thể khiến các thành phần khác như card đồ họa hoặc bo mạch chủ bị hao mòn hoặc hỏng hóc, đặc biệt là trong trường hợp hệ thống được nâng cấp hoặc chịu tải nặng liên tục.

6. Điều gì xảy ra nếu bạn mua PSU công suất cao hơn mức cần thiết? 

Như đã đề cập ở trên, khi lựa chọn bộ nguồn chúng ta nên chọn mức công suất cao hơn mức tiêu thụ điện cần thiết ít nhất là 30%. Tuy nhiên, việc mua một PSU 1000W cho một hệ thống chỉ sử dụng 200W là không cần thiết và tốn kém. Tốt hơn là nên đầu tư vào một PSU có quạt làm mát tốt và các thành phần linh kiện chất lượng cao. 

Một quan niệm sai lầm phổ biến là PSU mạnh sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn. Mức tiêu thụ điện của máy chủ phụ thuộc vào tổng mức tiêu thụ điện của từng thành phần linh kiện chứ không phụ thuộc vào công suất nguồn. Ví dụ, hệ thống sẽ tiêu thụ 500W cho dù có lắp đặt PSU 700W hay 1100W. 

7. Nguồn điện có thể sử dụng được trong bao lâu? 

Các nhà sản xuất có uy tín cung cấp bảo hành ba năm cho nguồn điện. Trên thực tế, chúng có xu hướng hỏng sau khoảng năm năm. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cách hợp lý, PSU có thể có tuổi thọ tới mười năm. 

Tuổi thọ của PSU bị rút ngắn do hoạt động liên tục ở công suất tối đa. Nguyên nhân chính khiến PSU hỏng là nhiệt độ cao, có thể lên tới 90°C. Nhiệt độ này có thể khiến tụ điện bị khô và làm hỏng tất cả các linh kiện thành phần. Bụi bẩn tích tụ cũng có tác động tiêu cực đến tuổi thọ của nguồn. Vì vậy, để tăng tuổi thọ của bộ nguồn, bạn cần quan tâm đến vấn đề làm mát và vệ sinh thường xuyên.

8. Các đặc điểm của một bộ nguồn chất lượng

Bạn nên chọn các bộ nguồn đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, thương hiệu không phải là tất cả, một bộ nguồn chất lượng cần có: 

  • PFC ( Bộ điều chỉnh hệ số công suất)
  • Bảo hành ít nhất ba năm
  • Chuẩn kết nối PCI
  • Bảo vệ ngắn mạch
  • Chứng nhận Bronze hoặc cao hơn
  • Đầu nối nguồn hình chữ T 

Các đánh giá và phản hồi tích cực từ các chuyên gia cũng rất quan trọng, chỉ khi có đầy đủ các yếu tố này, bộ nguồn bạn chọn mới là một bộ nguồn chất lượng.

9. Kết luận 

Như vậy, để lựa chọn được một bộ nguồn máy chủ phù hợp chúng ta không chỉ cần quan tâm đến công suất, mà còn phải chú ý đến kích thước, tính năng các chức năng, hãng sản xuất, nhà cung cấp, chế độ bảo hành…. của bộ nguồn đó. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp các bạn lựa chọn được bộ nguồn phù hợp với hệ thống máy chủ của mình.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm các bộ nguồn máy chủ chất lượng cao của các thương hiệu nổi tiếng với mức giá hấp dẫn, hãy liên hệ với CNTTShop. Tại đây, bạn sẽ nhận được những tư vấn về bộ nguồn phù hợp từ các chuyên gia hàng đầu về máy chủ cũng như các hỗ trợ kỹ thuật kịp thời trong quá trình sử dụng sau này. Bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn các bộ nguồn máy chủ tại CNTTShop vì mỗi sản phẩm đều có chế độ bảo hành chính hãng và 1 đổi 1 khi có lỗi từ nhà sản xuất. 

Lê Văn Tuấn

Là chuyên gia trong lĩnh vực Network System, Security, Server.. Có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn giải pháp mạng, triển khai các giải pháp CNTT và phân phối thiết bị mạng Switch, Wifi, Router, Máy chủ Server, Lưu trữ Storage, Tường lửa Firewall, Video Conferencing, Module quang, Load Balancing. Hiện tại tôi là Founder và Managing Director công ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương (CNTTShop.vn).

Bình luận bài viết!

Có 0 bình luận: