Giá của máy chủ là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng tới giá của máy chủ
Máy chủ có giá bao nhiêu? Câu trả lời nhanh chóng sẽ là khoảng 50 triệu VNĐ trở lên, hoặc thấp hơn cũng có, giá sẽ cao hơn hoặc thấp hơn tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp của bạn. Tìm hiểu các yếu tố, thành phần tạo nên máy chủ, và nó sẽ có giá khác nhau để bạn có thể chuẩn bị cho khoản đầu tư này.
Bạn đã bao giờ bị bất ngờ vì giá của máy chủ có thể lên tới hàng trăm triệu đồng thậm chí là hàng tỷ đồng chưa?
Những câu hỏi và thắc mắc về giá của máy chủ (Server) là vấn đề quan tâm của nhiều người. Khách hàng ngạc nhiên về mức giá của máy chủ Sao lưu và Phục hồi sau Thảm họa (BDR) so với máy chủ lưu trữ hay, máy chủ chạy ảo hóa, máy chủ tính toán hiệu suất cao HPC, máy chủ AI là chuyện thường tình, chính vì vậy chúng tôi quyết định chia sẻ quan điểm của mình về chủ đề này tại bài viết sau đây.
Tại công ty Công Nghệ Việt Thái Dương (CNTTShop.vn), mỗi năm chúng tôi đã thiết lập và cung cấp hàng trăm máy chủ cho khách hàng của mình. Những câu hỏi thường gặp nhất về giá máy chủ (mà chúng tôi sẽ trả lời trong bài viết này) là:
- Giá của một máy chủ là bao nhiêu?
- Yếu tố nào quyết định chi phí của một máy chủ?
- Các thành phần của máy chủ là gì?
- Có những loại máy chủ nào?
- Những yếu tố nào quyết định chi phí trong tương lai?
Hãy đọc hết đến cuối bài viết này, bạn sẽ có thể hiểu được lý do tại sao máy chủ lại có các mức giá như hiện nay và liệu công ty bạn có nên đầu tư vào một chiếc máy chủ hay không.
1. Những yếu tố nào quyết định giá của máy chủ?
Khi khách hàng yêu cầu chúng tôi báo giá cho một máy chủ, câu trả lời luôn được điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp khách hàng.
Thật khó để đưa ra ước tính chính xác về giá của máy chủ vì đây là chi phí có thể thay đổi. Ba yếu tố thường quyết định giá của máy chủ:
- Mục đích sử dụng của máy chủ.
- Số lượng người truy cập vào máy chủ.
- Và các linh kiện cụ thể được lắp đặt trên máy chủ.
Những yếu tố này sẽ khiến giá máy chủ tăng hoặc giảm. Vào những năm 2021, 2022 tình trạng thiếu chip toàn cầu, khiến giá máy chủ cơ bản cũng tăng lên. Nhưng hiện nay năm 2024 và những năm sau 2025 do ảnh hưởng của thế giới, chuyển dịch sản xuất, tỷ giá biến động, dự báo cũng ảnh hưởng tới giá của máy chủ.
Tuy nhiên, số tiền hợp lý để chuẩn bị để đầu tư vào máy chủ sẽ là khoảng 50 triệu VNĐ. Hãy chuẩn bị ngân sách nhiều hơn nếu bạn có nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn hay cần máy chủ có cấu hình cao cấp chạy những ứng dụng chuyên biệt.
2. Các thành phần của máy chủ là gì?
Có rất nhiều các thành phần linh kiện phần cứng để xây dựng lên một máy chủ Server, tuy nhiên chúng tôi sẽ nêu lên 6 thành phần chính của một máy chủ:
- Yêu tố về hình thức và trường hợp sử dụng
- Bộ vi xử lý CPU
- RAM
- Storage hoặc ổ cứng
- Nguồn điện
- GPU và các thành phần mở rộng khác
2.1. Yếu tố về hình thức (thiết kế hình dáng)
Khi lựa chọn máy chủ, hình dáng thiết kế là yếu tố rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến khả năng triển khai, mở rộng và tối ưu hóa không gian sử dụng. Ba loại hình thức máy chủ phổ biến là: Server Tower (dạng đứng), Server Rack (thiết kế lắp đặt trong tủ rack), và Server Blade (thiết kế dạng module mỏng).
2.2. Bộ vi xử lý CPU
Thành phần thứ hai là bộ xử lý CPU, đây là thành phần sẽ quyết định khả năng tính toán và xử lý cùng lúc của máy chủ. Có nhiều loại máy chủ sẽ có thiết kế 1 Socket, 2 Socket, 4 Socket, khi bạn có nhu cầu mua máy chủ hãy tự đặt câu hỏi để chọn bộ xử lý:
- Bạn cần bộ xử lý đơn hay đôi?
- Bạn cần bao nhiêu lõi cho mỗi bộ xử lý?
Câu trả lời của bạn sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. Việc lựa chọn giữa bộ xử lý đơn hay đôi là yếu tố quan trọng quyết định chi phí.
2.3. RAM (Bộ nhớ RAM cho máy chủ)
Thành phần linh kiện thứ ba là RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). RAM cho phép nhiều máy chủ ảo chạy hoặc nhiều người sử dụng cùng một máy chủ cùng lúc. Tùy thuộc vào số lượng khe cắm trên máy chủ mà bạn có thể trang bị số lượng RAM khác nhau cũng như tổng số dung lượng RAM khác nhau.
2.4. Lưu trữ
Thành phần linh kiện thứ tư là ổ cứng lưu trữ hoặc bộ lưu trữ. Khi quyết định loại thiết bị lưu trữ nào bạn sẽ đặt trên máy chủ, bạn cần lưu ý đến dung lượng lưu trữ bạn cần và loại ổ cứng bạn cần.
Bạn cần bao nhiêu gigabyte hoặc terabyte? Bạn cần ổ cứng HDD truyền thống với tốc độ quay chậm hơn, có tiết kiệm chi phí hơn không? Hay bạn cần ổ SSD nhanh hơn và hiện đại hơn, cũng có giá cao hơn?
2.5. Nguồn điện
Thành phần thứ 5 là nguồn điện là một trong những linh kiện thiết yếu trong máy chủ. Nguồn điện có công suất cao hơn đồng nghĩa với mức giá cao hơn, mặc dù sẽ đẩy giá máy chủ của bạn tăng lên nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng bộ nguồn kép, cung cấp nguồn dự phòng nếu một nguồn bị hỏng.
2.6. GPU và các thành phần mở rộng khác
GPU và các thành phần mở rộng khác như: Card mạng, HBA, Card Raid..vv, chúng bổ sung sức mạnh và tính linh hoạt cho máy chủ, giúp nó đáp ứng được các yêu cầu đặc thù như xử lý AI, đồ họa, lưu trữ, kết nối mạng, hoặc bảo mật. Các linh kiện này thường cần được cân nhắc để lắp đặt tùy theo mục đích sử dụng để tối ưu hóa hiệu năng và chi phí.
2.7. Bảo hành
Về mặt kỹ thuật, bảo hành không phải là một phần thiết yếu của máy chủ. Mặc dù nó làm tăng giá của máy chủ lên một chút, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên mua bảo hành dài hạn từ đơn vị cung cấp.
Bảo hành sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề về sau nếu có bất cứ trục trặc nào xảy ra với chiếc máy chủ của bạn.
3. Có những loại máy chủ nào
Máy chủ được thiết kế theo mục đích sử dụng và có nhiều cách sử dụng khác nhau cho máy chủ. Một số cách sử dụng phổ biến là:
- Để lưu trữ
- Để chạy ảo hóa
- Làm máy chủ dịch vụ Remote Desktop
- Để hoạt động ứng dụng chuyên môn chuyên biệt
3.1. Đối với máy chủ lưu trữ
Máy chủ này có công dụng chủ yếu là dùng để lưu trữ.
Bạn có thể cần một máy chủ để lưu trữ các tập tin của mình. Đối với những chủ doanh nghiệp nhỏ có khoảng 20 người, điều này có thể tốn khoảng 50 đến 250 triệu vnđ.
Đối với các doanh nghiệp cần nhiều dung lượng ổ cứng để lưu trữ, chỉnh sửa video và thiết kế 3D, máy chủ có thể đắt hơn nhiều. Máy chủ của bạn có thể có giá lên tới 500 triệu vnđ.
3.2. Đối với máy ảo
Máy chủ này có cấu hình để thiết lập chạy nhiều máy ảo.
Nhiều máy ảo cho phép một máy chủ chạy nhiều ứng dụng kinh doanh khác nhau như Active Directory và email.
Chi phí phụ thuộc vào số lượng máy chủ ảo bạn cần chạy và rất khó để đưa ra một con số chính xác. Càng cần chạy nhiều máy chủ ảo thì chi phí càng cao.
Tuy nhiên, hãy tính toán kỹ lưỡng không nên thiết kế máy chủ có cấu hình quá mức. Có cấu hình vừa đủ và có khả năng nâng cấp là tốt nhất. Giống như việc mua một chiếc PC chơi game chuyên cho đồ họa trong khi bạn chỉ cần một chiếc máy tính để duyệt web và email.
3.3. Đối với máy chủ cung cấp truy dịch vụ Remote Desktop
Máy chủ loại này thường có giá cao hơn nhiều so với máy chủ thông thường và cho phép nhiều người dùng từ xa kết nối và làm việc trên môi trường Windows như thể họ đang sử dụng một máy tính cá nhân riêng.
Một máy chủ cho 20-25 người truy cập sử dụng sẽ có giá khoảng từ 300 triệu đên 500 triệu cho một máy chủ.
3.4. Đối với các nhiệm vụ chuyên biệt
Đây là loại máy chủ được cấu hình và tối ưu hóa để phục vụ cho một nhiệm vụ cụ thể trong doanh nghiệp, chẳng hạn:
- Ứng dụng kế toán: Quản lý dữ liệu tài chính, hóa đơn, bảng lương, v.v.
- Ứng dụng quản lý khách hàng (CRM): Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng.
- Ứng dụng thiết kế đồ họa hoặc dựng video: Đòi hỏi tài nguyên phần cứng mạnh mẽ.
Nếu doanh nghiệp cần một máy chủ để chạy ứng dụng hoặc dịch vụ cụ thể (như phần mềm kế toán), thì chi phí đầu tư sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của ứng dụng đó. Các ứng dụng càng yêu cầu nhiều tài nguyên, cấu hình máy chủ sẽ càng cao và chi phí sẽ tăng theo.
4. Những yếu tố nào quyết định tới chi phí bảo trì, nâng cấp và thay thế trong tương lại
Đối với việc bảo trì, nâng cấp cấu hình hay thậm chí xảy ra sự cố hỏng hóc linh kiện bên trong trong quá trình sử dụng là không tránh khỏi. Bạn nên mua máy chủ chất lượng cấu hình cao, và có khả năng nâng cấp linh hoạt để đáp ứng nhu cầu sử dụng khi cần thiết.
>> Các bạn có thể tham khảo các mẫu máy chủ chất lượng, cấu hình manh mẽ tại đường dẫn sau: https://cnttshop.vn/may-chu-server
Một số máy chủ có thể hoạt động tới mười năm, trong khi một số khác chỉ có thể hoạt động được ba hoặc thậm chí hai năm. Nhưng cách tốt nhất là bạn nên có chế độ bảo trì máy chủ định kỳ và thay máy chủ khoảng 5 năm một lần.
5. Bạn muốn mua máy chủ với chi phí tối ưu nhất?
Tóm lại để mua một chiếc máy chủ phù hợp và tiết kiệm chi phí bạn nên lưu ý đến một số đặc điểm sau:
- Chi phí của một máy chủ được xác định bởi mục đích bạn sử dụng máy chủ, số lượng người sử dụng và phần cứng mà nhiệm vụ của bạn yêu cầu.
- Máy chủ có 6 thành phần chính: Vỏ máy, Bộ xử lý, RAM, Ổ cứng hoặc Lưu trữ, Nguồn điện, GPU và các thành phần mở rộng khác. Bảo hành cũng là yếu tố cần cân nhắc khi tính toán đến chi phí.
- Một số máy chủ phổ biến nhất là máy chủ lưu trữ, máy chủ ảo hóa và máy chủ tính toán.
- Chi phí cho máy chủ có thể dao động trên dưới 50 triệu vnđ. Tất cả tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.
- Máy chủ cần được bảo trì thường xuyên và nên được thay thế sau 5 năm.
Là một công ty chuyên cung cấp các giải pháp về máy chủ, cung cấp và phân phối các sản phẩm máy chủ chính hãng từ nhiều thương hiệu nổi tiếng như máy chủ Dell, Máy chủ HPE, Máy chủ Cisco, Máy chủ NVIDIA, Máy chủ H3C, máy chủ Lenovo ..vv. CNTTShop hiểu rằng việc đầu tư một chiếc máy chủ hay hệ thống máy chủ cho doanh nghiệp là việc rất quan trọng, không chỉ phải có cấu hình phù hợp với khối lượng công việc và còn phải tối ưu chi phí đầu tư nhất cho khách hàng.
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm máy chủ phù hợp với ngân sách và nhu cầu của mình, hãy liên hệ gặp gỡ với các chuyên gia CNTT của chúng tôi để họ có thể giúp bạn. Thông tin liên hệ ở phía dưới nhé. Xin cảm ơn!
Công Ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương (CNTTShop)
Đ/C tại Hà Nội: NTT03, Line1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Đ/C tại HCM: Số 31B, Đường 1, Phường An Phú, Quận 2 (Thủ Đức), TP HCM.
Điện Thoại: 0906 051 599
Website: www.cnttshop.vn
Bình luận bài viết!