Mở khóa băng tần 6 GHz cho Wi-Fi 6E & Wi-Fi 7: Thúc đẩy phát triển hạ tầng số
Ngày 31/3/2025 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam khi Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 01/2025/TT-BKHCN, chính thức mở thêm 500 MHz băng tần 6 GHz (5925 - 6425 MHz) cho Wi-Fi và miễn giấy phép sử dụng. Đây không chỉ là một quyết định kỹ thuật mà còn là một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hạ tầng số quốc gia, giúp Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu.
Với băng tần mới, các công nghệ Wi-Fi 6E và Wi-Fi 7 sẽ có điều kiện phát huy tối đa hiệu suất, mang lại tốc độ cao hơn, độ trễ thấp hơn, khả năng kết nối đồng thời vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dùng và doanh nghiệp. Từ các khu đô thị thông minh, nhà máy tự động hóa, trung tâm thương mại đông đúc đến mô hình làm việc từ xa, học trực tuyến, livestream bán hàng, tất cả đều sẽ được hưởng lợi từ hạ tầng kết nối không dây tiên tiến này.
Việc mở băng tần 6 GHz cũng khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng một hệ sinh thái số hiện đại, tạo nền tảng cho chuyển đổi số, công nghiệp 4.0, Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Đây chính là "cao tốc dữ liệu không dây" mới, giúp Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số.
Băng tần 6Ghz là gì?
Băng tần 6 GHz là một phần trong dải tần số vô tuyến được sử dụng cho các kết nối không dây, đặc biệt là trong các công nghệ Wi-Fi mới nhất, bao gồm Wi-Fi 6E và Wi-Fi 7. Băng tần này nằm trong khoảng từ 5925 MHz đến 6425 MHz, và chính thức được mở ra cho việc sử dụng Wi-Fi tại nhiều quốc gia, và hiện nay Việt Nam đã chính thức cấp phép cho dải tần này, giúp mở rộng khả năng kết nối không dây và cung cấp tốc độ truyền tải cao hơn, ít nhiễu hơn.
Tại sao cần thêm băng tần 6 GHz?
Trong hơn hai thập kỷ qua, Wi-Fi đã trở thành công nghệ kết nối không dây quan trọng nhất, phục vụ từ nhu cầu cá nhân đến hạ tầng doanh nghiệp. Tuy nhiên, Wi-Fi tại Việt Nam chủ yếu vẫn lẹt đẹt hoạt động trên hai băng tần 2.4 GHz và 5 GHz, với tổng băng thông chỉ khoảng 663,5 MHz. Trong bối cảnh số lượng thiết bị kết nối không dây tăng mạnh, các băng tần cũ ngày càng trở nên quá tải.
Quá tải tần số do số lượng thiết bị tăng vọt
Sự bùng nổ của điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop, TV thông minh, thiết bị IoT, camera an ninh, thiết bị robot… đã khiến nhu cầu kết nối Wi-Fi tăng lên nhanh chóng. Khi hàng trăm thiết bị chia sẻ cùng một băng tần, tình trạng xung đột kênh, tắc nghẽn mạng, tốc độ chậm, độ trễ cao là điều không thể tránh khỏi.
Các ứng dụng mới đòi hỏi băng thông rộng và độ trễ thấp
Không chỉ dừng lại ở nhu cầu duyệt web hay xem video, Wi-Fi ngày nay còn phục vụ livestream 4K/8K, làm việc từ xa, thực tế ảo (VR), hội nghị trực tuyến, game online, các ứng dụng AI, điều khiển drone… Những ứng dụng này yêu cầu tốc độ cao, độ trễ cực thấp mà băng tần 2.4 GHz và 5 GHz khó đáp ứng được.
Băng tần 6 GHz mang lại những lợi ích có 1-0-2
Việc mở thêm 500 MHz băng tần 6 GHz (5925 - 6425 MHz) giúp tăng đáng kể dung lượng kết nối, giảm thiểu nhiễu sóng và tối ưu tốc độ Wi-Fi. Với Wi-Fi 6E và Wi-Fi 7, người dùng sẽ được trải nghiệm:
- Tốc độ nhanh hơn: Hỗ trợ kênh 160 MHz (Wi-Fi 6E) và 320 MHz (Wi-Fi 7), cho phép truyền tải dữ liệu cực nhanh.
- Độ trễ thấp hơn: Quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu phản hồi tức thì như AR/VR, điều khiển từ xa, xe tự hành.
- Nhiễu sóng ít hơn: Băng tần 6 GHz ít thiết bị sử dụng, giúp kết nối ổn định hơn, đặc biệt trong môi trường đông người.
- Kết nối đồng thời nhiều thiết bị hơn: Hỗ trợ công nghệ OFDMA, MU-MIMO giúp tối ưu hiệu suất khi có nhiều thiết bị truy cập cùng lúc.
Các dòng Wifi hỗ trợ băng tần 6GHz
Trên thị trường hiện nay có một số thương hiệu Wifi nổi tiếng đã phát triển và đưa ra thị trường các bộ phát Wifi với công nghệ WiFi 6E và Wi-Fi 7 hỗ trợ băng tần 6GHz. Nổi bật như Wifi Cisco Meraki, Wifi Cambium, Wifi HPE Aruba, Wifi Maipu ... các bạn có thể dễ dàng tìm mua các bộ phát Wi-Fi này trên thị trường để tăng cường kết nối và trải nghiệm Wifi băng tần 6GHz mượt mà nhất. Sau đây là một số gợi ý các mã sản phẩm mới nhất:
Phần kết luận
Việc mở khóa băng tần 6 GHz không chỉ giúp cải thiện tốc độ và chất lượng kết nối Wi-Fi, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển hạ tầng số. Đây là nền tảng vững chắc để Việt Nam tiến nhanh hơn trong quá trình chuyển đổi số, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số và các dịch vụ trực tuyến hiện đại.
Đồng thời, việc mở rộng băng tần này cũng mở đường cho công nghệ tương lai, khai thác tối đa tiềm năng của trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), nhà thông minh, thành phố thông minh, cũng như các ứng dụng cần băng thông lớn như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và video độ phân giải cao.
Đây không chỉ là một sự thay đổi về công nghệ, mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cấp hạ tầng viễn thông của Việt Nam. Với mạng Wi-Fi tốc độ cao, ổn định hơn, người dùng sẽ được tận hưởng những trải nghiệm Internet không dây đỉnh cao, từ làm việc, giải trí đến các ứng dụng công nghệ tiên tiến trong cuộc sống hàng ngày.
Bình luận bài viết!