Logo CNTTShop.vn

Hotline: 0862 323 559

Hà Nội: NTT03, Line 1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội. ● HCM: Số 31B, Đường 1, Phường An Phú, Quận 2 (Thủ Đức), TP HCM. ===> Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cung Cấp Thiết Bị Security - Network - Wifi - CCTV - Conference - Máy chủ Server - Lưu trữ Storge.
Thiết bị mạng: 0369 832 657 - 0862 323 559 Máy chủ Server: 0866 176 188 - 0968 498 887 Purchase: 096 350 6565
Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn Cấu hình Remote Access VPN trên Firewall Cisco FTD Firmware

 

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình Remote Access VPN (RA VPN) trên firewall Cisco FPR Series được quản lý bởi FDM, sử dụng phiên bản firmware FTD. Nếu các bạn đang sử dụng các dòng firewall Cisco FPR Series, nhưng chạy phiên bản firmware ASA, thì các bạn có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn cấu hình Cisco AnyConnect Remote Access VPN trên Firewall Cisco ASA.

Enable RA VPN trên Firewall

Trước tiên chúng ta cần enable Remote Access VPN trên firewall. Đối với các dòng Firewall Cisco FPR Series, Site to Site VPN thì chúng ta sẽ được miễn phí, còn Remote Access VPN, hay chúng ta thường gọi là Client to Site VPN thì chúng ta sẽ cần phải mua license Any Connect. License Any Connect sẽ có 3 loại là APEX, Plus hoặc VPN-Only, các bạn có thể lựa chọn tùy theo tính năng sử dụng. Sau khi mua License, thì các bạn sẽ cần phải cấu hình Smart License trên firewall để active.

Cách cấu hình Smart License và tính năng đi kèm với các loại Any Connect VPN license thì các bạn có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn cấu hình Smart License trên Firewall Cisco FPR Series.

Khi menu Smart License hiển thị trạng thái Registered và trong tài khoản Smart Account của các bạn có License AnyConnect thì chúng ta có thể bắt đầu cấu hình VPN được. Như trong ảnh bên dưới, firewall của mình đã mua license Cisco AnyConnect Plus.

kiểm tra anyconnect license firewall fpr

Để enable Remote Access VPN, các bạn vào menu DeviceSmart License. Trong mục RA VPN License (viết tắt của Remote Access VPN), nhấn Enable và chọn Type là license đã mua. Firewall của mình đang sử dụng license Plus nên mình sẽ chọn Type là Plus.

kích hoạt RA VPN theo license đã mua

Tạo IP Pool để cấp IP cho VPN Client

Sau khi đã Enable VPN, các bạn cần tạo 1 IP Pool để cấp IP cho người dùng khi kết nối vào VPN. Các bạn vào menu Objects > Networks. Nhấn dấu + để tạo pool mới.

truy cập vào menu objects => networks

Type thì các bạn có thể chọn Network hoặc Range đều được, tùy vào các bạn muốn quy hoạch IP thế nào. Đối với Network thì các bạn sẽ nhập dải IP kèm Subnet (ví dụ 192.168.1.0/24), còn IP Range thì các bạn nhập IP bắt đầu và kết thúc (ví dụ 192.168.1.10 - 192.168.1.100). Mình sẽ chọn Network.

tạo 1 network để cấp IP cho VPN Client

Khi đó Client kết nối RA VPN sẽ được cấp IP trong dải này.

Tạo VPN User

Tiếp theo chúng ta sẽ tạo các tài khoản cho VPN Client. Các bạn vào menu Objects > Users, nhấn dấu + để thêm mới tài khoản.

truy cập vào menu Users để tạo tài khoản cho VPN clients

Mặc định thì Service Types sẽ là RA-VPN, các bạn nhập username và password là được. Các bạn sẽ lặp lại bước này để cấu hình đủ tài khoản cho tất cả nhân viên.

nhập username và tài khoản cho user

Download AnyConnect Package

Khi cấu hình Remote Access VPN thì firewall sẽ yêu cầu các bạn tải lên tệp cài đặt của Any Connect, do vậy các bạn sẽ cần phải download file này về máy tính trước. Phần mềm này hoàn toàn miễn phí nên các bạn có thể download trực tiếp được.

Để download, các bạn mở trình duyệt web và truy cập vào link software.cisco.com, chọn Access Downloads.

truy cập vào menu access download

Trong ô tìm kiếm, các bạn nhập cụm từ AnyConnect, chọn AnyConnect Secure Mobility Client v4.x.

tìm kiếm anyconnect client

Tại đây, các bạn sẽ lựa chọn phiên bản phù hợp với Client. AnyConnect hỗ trợ cả MAC OS, Linux và Windows. Các bạn tìm các file định dạng .pkg và tải về.

tải phần mềm anyconnect package về máy

Cấu hình Remote Access VPN

Để cấu hình Remote Access VPN, các bạn truy cập vào menu Device > Remote Access VPN.

truy cập vào menu Remote Access VPN

Để tạo RA VPN Profile, các bạn nhấn dấu + hoặc Create Connection Profile.

create connection profile

Trong phần Connection Profile Name, nhập tên cho Profile.

nhập tên cho VPN Tunnel

Trong mục Primary Identity SourceSecondary Identity Source, các bạn chọn kiểu xác thực. Trong Authentication Type, các bạn có thể xác thực qua AAA (xác thực qua User tạo trên firewall, Radius hoặc Tacacs), Certificate, SAML, hoặc cả AAA và Certificate. Nếu sử dụng Certificate thì các bạn cần có certificate của công ty và Upload lên Firewall.

Trong phần Primary Identity Source for User Authentication, Các bạn chọn loại user xác thực. Mặc định thì sẽ có LocalIdentitySource, chính là các tài khoản User các bạn đã tạo trên firewall. Nếu sử dụng Radius thì các bạn chọn Create New và tạo các server Radius tương ứng.

Tương tự với Secondary Identity Source, đây là nguồn user dự phòng trong trường hợp Primary Source phía trên không khả dụng. Ví dụ các bạn chọn Primary Identity SourceRadius, Secondary Identity SourceLocalIdentitySource, thì Firewall sẽ sử dụng User trên Radius để xác thực VPN. Trong trường hợp Firewall mất kết nối đến Radius Server, thì firewall sẽ sử dụng User Local để xác thực.

Trong ví dụ bên dưới, thì mình đang sử dụng User tạo trên Firewall để kết nối VPN.

chọn kiểu xác thực user

Phần Authorization ServerAccounting Server thì các bạn có thể cấu hình nếu có sử dụng Radius, còn không thì các bạn có thể bỏ qua.

Client Address Pool Assignment các bạn click dấu + và chọn IP Pool mà các bạn đã tạo trước đó để cấp IP cho VPN Client.

Nhấn Next.

chọn dải mạng sẽ cấp IP cho client

Trong menu Remote User Experience là phần để các bạn cấu hình các Policy cho người dùng. Mặc định thì đã có 1 Policy DfltGrpPolicy với các thông tin như bên dưới. Các bạn có thể Edit Policy này hoặc tạo mới cũng được. Mình sẽ Edit policy mặc định.

menu remote user experience

Trong Policy thì các bạn có thể cấu hinh DNS cho người dùng, hoặc các thông số liên quan đến connection của người dùng như: Maximum Connection Time, Idle Time, Simultaneous Login per User... Các bạn tùy chỉnh theo chính sách của công ty, mình sẽ để mặc định.

Trong phần policy này thì các bạn chỉ cần quan tâm đến phần Corporate Resources.

Đây là phần các bạn sẽ cấu hình Policy để điều hướng traffic của người dùng. Với VPN Remote Access thì chúng ta sẽ chia thành 2 loại traffic chính: 1 là traffic truy cập vào tài nguyên nội bộ của công ty, 2 là traffic truy cập Internet thông thường của người dùng.

Nếu trong IPv4 Split Tunneling các bạn để mặc định là Allow all traffic over tunnel, nghĩa là toàn bộ traffic của VPN Client, bao gồm cả traffic truy cập internet đều sẽ đi qua VPN Tunnel. Trường hợp này thì ngoài việc tạo các Policy cho phép truy cập giữa VPN và dải mạng Nội bộ, các bạn sẽ cần tạo thêm policy cho phép dải VPN đi ra Internet, và tạo NAT policy cho dải này. Trường hợp này thường được gọi là Full Tunnel.

trường hợp chọn allow all traffic over tunnel

Nếu chỉ muốn các traffic truy cập tài nguyên nội bộ đi qua VPN tunnel, còn truy cập Internet thông thường của VPN Client sẽ sử dụng chính đường Internet của VPN Client, không đi qua Firewall, thì các bạn chọn Allow specified traffic over tunnel, và chọn các dải mạng LAN sẽ cho phép VPN Client truy cập là được. Trường hợp này gọi là Split Tunnel.

trường hợp chọn Allow specified traffic over tunnel

Mình sẽ cho tất cả traffic đi qua Firewall, nên mục IPv4 Split Tunneling mình sẽ chọn Allow all traffic over tunnel. Do trường hợp này cần thêm cấu hình Policy cho phép VPN Client ra internet, và NAT IP của VPN. Nếu các bạn dùng trường hơp chỉ cho phép VPN traffic qua tunnel thì các bạn chỉ cần bỏ qua các cấu hình này là được.

Nhấn Next.

Trong menu Global Setting, các bạn nhập thông số cho phần WAN:

  • Certificate of Device Identity: để mặc định nếu các bạn không có Certificate cho VPN.
  • Outsite Interface: chọn cổng mà firewall sẽ lắng nghe các kết nối AnyConnect.
  • Fully-qualified Domain Name for the Outside Interface: nhập IP WAN sẽ sử dụng để kết nối VPN, IP này là IP của cổng mà các bạn đã chọn ở trên.
  • Port: nhập Port sử dụng cho VPN, khi kết nối thì các bạn sẽ sử dụng IP và Port này
  • Tích chọn Bypass Access Control policy for decrypted traffic (sysopt permit-vpn) để áp dụng các chính sách cho VPN Traffic.

nhập các thông số kết nối WAN cho VPN

Trong menu NAT Exempt, chọn các cổng và dải mạng mà VPN Client sẽ kết nối đến. Khi đó thì các traffic này sẽ không được NAT trên firewall.

chọn các dải mạng cho phép client kết nối đến để miễn trừ NAT

Trong menu Secure Client Package, các bạn tải lên file AnyConnect mà các bạn đã download về ở bước trước. Khi đó người dùng có thể download các file này về cài đặt trên máy tính để kết nối VPN.

Nếu Client có cả Windows, MAC và Linux thì các bạn sẽ cần chọn từng mục và tải cả 3 file lên.

Sau khi Upload xong thì các bạn nhấn Next.

tải lên các file Anyconnect cho client

Kiểm tra lại thông tin và nhấn Finish.

nhấn Finish để hoàn tất quá trình cấu hình RA VPN

Cấu hình firewall Policy cho VPN Client

Sau khi cấu hình VPN xong, các bạn sẽ cần tạo các Policy để thiết lập chính sách cho VPN Client có thể truy cập vào các dịch vụ nào theo cả 2 chiều.

Các bạn vào menu Policies, nhấn dấu + để tạo mới.

Trước tiên mình sẽ tạo rule từ VPN sang các dải LAN. Do policy mỗi mô hình sẽ khác nhau, tùy thuộc vào chính sách của từng công ty, nên trong bài viết này mình sẽ để toàn bộ là ANY, còn trong mô hình thực tế thì các bạn sẽ chọn các dải mạng hoặc dịch vụ theo chính sách của mình nhé.

Với chiều từ VPN sang LAN, các bạn chọn Network là dải mạng cấp cho VPN Client. Destination Zone chọn zone chứa các dải LAN nội bộ, network chọn dải LAN tương ứng.

policy cho phép VPN client truy cập vào các dải Lan

Tương tự các bạn sẽ cần tạo thêm 1 Policy ngược lại cho chiều từ LAN sang VPN.

policy cho phép truy cập từ LAN sang VPN

Nếu tạo VPN theo kiểu full tunnel, thì các bạn cần tạo thêm Policy để cho VPN ra internet. Nếu các bạn cấu hình VPN kiểu Split Tunnel, nghĩa là traffic internet của client không qua firewall, thì các bạn có thể bỏ qua bước này.

Policy này thì network sẽ là dải mạng VPN, Destination Zone là outsite zone.

tạo policy cho VPN client ra internet

Cấu hình NAT rule cho VPN Client

Đối với trường hợp full tunnel, traffic internet của VPN Client cũng qua firewall, thì các bạn sẽ tạo thêm 1 NAT rule để NAT dải mạng VPN ra Internet.

Các bạn truy cập vào menu Policies, chuyển sang tab NAT, nhấn dấu + để tạo mới.

truy cập vào menu NAT

NAT rule này cũng tương tự như NAT rule cho internet thông thường.

  • Các bạn chọn Auto NATDynamic.
  • Original Address chọn dải mạng cấp cho VPN Client.
  • Destination interface chọn cổng outsite.
  • Translated Address chọn Interface.

thêm NAT rule cho người dùng VPN truy cập Internet

Như vậy là xong.

Sau khi cấu hình hoàn tất thì các bạn nhấn Deploy để triển khai cấu hình xuống Firewall.

Kết nối VPN trên máy Client

Trên máy tính của client, các bạn truy cập vào địa chỉ IPWAN của firewall kèm theo port dịch vụ đã cấu hình. Trong bài lab này thì mình cấu hình port là 8443, nên mình sẽ truy cập vào IPWAN:8443. Đăng nhập với tài khoản VPN đã tạo.

truy cập vào giao diện web

Các bạn sẽ được chuyển sang trang download phần mềm, các bạn download file AnyConnect theo hệ điều hành về và cài đặt.

download anyconnect secure client

Sau khi cài xong thì các bạn mở phần mềm AnyConnect lên, nhập IPWAN:port vào tương tự như truy cập web. Nhấn Connect.

nhập IP WAN và port, nhấn connect để kết nối VPN

Do trong bài lab này mình không sử dụng Certificate, nên phần mềm sẽ thông báo Untrusted Server Blocked, các bạn có thể nhấn Change Setting và bỏ dấu tích trong mục Block connections to untrustred servers đi.

untrusted setting

Nhấn Connect, chọn Connect Anyway.

nhấn connect anyway

Nhập username và password.

nhập username và password và nhấn OK để kết nối

Như vậy là các bạn đã kết nối VPN thành công

Nếu muốn bỏ qua các thông báo thì các bạn sẽ cần phải cài đặt Certificate cho firewall và client, trong trường hợp đó các bạn có thể xác thực người dùng qua certificate mà không cần phải xác thực qua tài khoản.

Kết luận

Trong thời đại 4.0 ngày nay, nhu cầu work-from-home ngày càng tăng và được xem như là xu thế tất yếu của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của work-from-home, yêu cầu về 1 giải pháp VPN Client to Site bảo mật, linh hoạt cũng trở thành nhu cầu cấp thiết. Remote Access VPN là tính năng cực kỳ hữu ích trên Firewall Cisco, cho phép người dùng có thể truy cập được vào tài nguyên của công ty dù làm việc ở bất cứ đâu, đồng thời cung cấp bảo mật nâng cao, đơn giản và dễ triển khai. RA VPN trên firewall Cisco cũng có thể tích hợp với các giải pháp bảo mật cao cấp của Cisco như Cisco Umbrella, Cisco Secure Endpoint, 802.1x... để cung cấp góc nhìn toàn diện về toàn bộ hệ thống mạng, bao gồm cả người dùng VPN.

Trong bài viết này, mình đã hướng dẫn các bạn cấu hình Remote Access VPN trên firewall Cisco FPR Series sử dụng firmware. Nếu các bạn có thắc mắc hay góp ý nào thì hãy để lại comment để mọi người cùng trao đổi nhé.

Chúc các bạn thành công!

Lê Văn Tuấn

Là chuyên gia trong lĩnh vực Network System, Security, Server.. Có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn giải pháp mạng, triển khai các giải pháp CNTT và phân phối thiết bị mạng Switch, Wifi, Router, Máy chủ Server, Lưu trữ Storage, Tường lửa Firewall, Video Conferencing, Module quang, Load Balancing. Hiện tại tôi là Founder và Managing Director công ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương (CNTTShop.vn).

Bình luận bài viết!

Có 0 bình luận:
Chuyên mục chính
Bài viết cùng danh mục
Sản phẩm liên quan