Logo CNTTShop.vn

Hotline: 0966 658 525

Hà Nội: NTT03, Line 1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội. ● HCM: Số 31B, Đường 1, Phường An Phú, Quận 2 (Thủ Đức), TP HCM. ===> Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cung Cấp Thiết Bị Security - Network - Wifi - CCTV - Conference - Máy chủ Server - Lưu trữ Storge.
Thiết bị mạng: 0862 158 859 - 0966 658 525 Máy chủ Server: 0866 176 188 - 0968 498 887 Purchase: 096 350 6565
Danh mục sản phẩm

Máy chủ là gì? Tìm hiểu về vai trò và chức năng của máy chủ

Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một trong những yếu tố nền tảng không thể thiếu trong hệ thống công nghệ của mọi doanh nghiệp chính là máy chủ (server). Máy chủ không chỉ là trung tâm lưu trữ và quản lý dữ liệu, mà còn là bộ não điều khiển các hoạt động và dịch vụ quan trọng của doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hệ thống máy chủ cũng như vai trò và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp, các bạn hãy cùng tìm hiểu với CNTTShop qua bài viết này.

1. Máy chủ là gì?

Máy chủ (Server) là một hệ thống máy tính hoặc thiết bị cung cấp tài nguyên, dữ liệu, dịch vụ hoặc chương trình cho các máy tính khác, thường được gọi là máy khách (client), qua mạng. Máy chủ có thể phục vụ nhiều chức năng khác nhau tùy thuộc vào loại máy chủ và dịch vụ mà nó cung cấp. Vai trò chính của máy chủ là đảm bảo hoạt động liên tục cho doanh nghiệp, đồng thời quản lý và phân phối tài nguyên số một cách hiệu quả. Máy chủ có thể là một máy tính độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều thiết bị máy tính và phần cứng cấu thành nên.

Máy chủ là gì?

2. Nguyên lý hoạt động như thế nào?

Về cơ bản, máy chủ (server) hoạt động bằng cách kết nối và giao tiếp với các máy khách (client) qua mạng, có thể là mạng nội bộ (LAN) hoặc qua mạng internet. Nguyên lý hoạt động của máy chủ tập trung vào việc đảm bảo cung cấp dịch vụ và dữ liệu một cách liên tục, an toàn và hiệu quả cho các máy khách. Điều này yêu cầu máy chủ phải có hiệu suất cao, khả năng quản lý tài nguyên tốt và các biện pháp bảo mật chặt chẽ.

Ngoài ra, trên máy chủ thường được trang bị các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu và dịch vụ khỏi các mối đe dọa như tấn công mạng, virus và truy cập trái phép (tường lửa, mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng, và sao lưu dữ liệu).

3. Phân loại máy chủ Server

Hiện tại có 2 cách phổ biến để phân loại máy chủ: phân loại theo phương pháp xây dựng hệ thống server và phân loại theo chức năng của server.

3.1. Phân loại theo phương pháp xây dựng hệ thống Server

Với việc phân loại theo hệ thống server, có thể chia máy chủ thành ba loại:

Máy chủ vật lý (Delicated Server):

Là một máy chủ cấu thành từ các thiết bị phần cứng vật lý riêng biệt (RAM , CPU , HDD, GPU… ).

Ưu điểm: Hiệu suất cao, có hoàn toàn quyền kiểm soát máy chủ, bảo mật tốt.

Nhược điểm: Chi phí cao, không linh hoạt trong việc mở rộng, cần quản lý và bảo trì liên tục, khả năng downtime khi máy chủ gặp sự cố phần cứng.

Máy chủ ảo (Virtual Server):

Là một phần của một máy chủ vật lý, được tạo ra thông qua phần mềm ảo hóa (VMware , Hyper-V , Promox). Mỗi máy chủ ảo hoạt động như một máy chủ độc lập.

Ưu điểm: Linh hoạt, tiết kiệm chi phí, dễ dàng mở rộng.

Nhược điểm: Hiệu suất có thể không bằng máy chủ vật lý, chia sẻ tài nguyên với các máy chủ ảo khác. 

Máy chủ là gì?

Máy chủ đám mây (Cloud Server):

Được triển khai trên một hạ tầng đám mây, tài nguyên được cung cấp theo nhu cầu thông qua internet.

Ưu điểm: Mở rộng linh hoạt, chi phí dựa trên mức độ sử dụng, dễ dàng quản lý từ xa, không có rủi ro về hư hỏng phần cứng.

Nhược điểm: Phụ thuộc vào kết nối internet, vấn đề về bảo mật dữ liệu trên đám mây, phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server.

3.2. Phân loại theo chức năng Server

Máy chủ có thể được phân loại theo chức năng cụ thể mà chúng thực hiện trong hệ thống mạng. Dưới đây là một số loại máy chủ phổ biến: 

Máy chủ web (Web Server):

Là máy chủ thực hiện các công việc lưu trữ, xử lý và phân phối các trang web cho người dùng thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.

Có thế kể đến một số các công cụ hỗ trợ triển khai web server phổ biến như: Apache HTTP Server, Nginx, Microsoft Internet Information Services (IIS).

Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server):

Máy chủ có nhiệm vụ lưu trữ, quản lý và truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Máy chủ này sẽ cung cấp các dịch vụ để thực hiện truy vấn, cập nhật và quản lý  cơ sở dữ liệu dữ liệu cho các ứng dụng khác.

Các phần mềm triển khai Database Server có thể kể đến như: MySQL, PostgreSQL, Microsoft SQL Server, Oracle Database.

Máy chủ tệp (File Server):

Lưu trữ và quản lý dữ liệu chung: bao gồm các thư mục phòng ban, các tệp tin, cung cấp quyền truy cập và chia sẻ dữ liệu  giữa các người dùng trong mạng.

Ví dụ : Microsoft Windows Server, Samba, NFS (Network File System).

Máy chủ thư (Mail Server):

Máy chủ hỗ trợ quản lý và phân phối email. Máy chủ này hỗ trợ các giao thức email như: SMTP, IMAP và POP3.

Ví dụ: Microsoft Exchange Server, Postfix...

Máy chủ là gì?

Máy chủ ứng dụng (Application Server):

Là máy chủ được thiết lập để chạy các ứng dụng phần mềm và cung cấp các dịch vụ ứng dụng cho các máy tính khách (client). Máy chủ này xử lý logic nghiệp vụ và thực thiện giao tiếp với máy chủ cơ sở dữ liệu.

Ví dụ: IBM WebSphere, Apache Tomcat, JBoss, Microsoft .NET.

4. Các tiêu chí để lựa chọn server máy chủ là gì?

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và mục đích sử dụng mà mỗi doanh nghiệp có một tiêu chí khác nhau khi lựa chọn mua máy chủ server. Dưới đây CNTTShop sẽ đưa ra cho các bạn một số tiêu chí khi lựa chọn server.

Quy mô hoạt động, mục đích sử dụng của máy chủ : với mỗi mục đích sử dụng và quy mô hoạt động, sẽ yêu cầu server với những cấu hình khác nhau . Do đó, việc tính toán và nêu rõ mục đích cụ thể của server là cần thiết trước khi chọn mua máy chủ cho mỗi doanh nghiệp.

Giá cả và ngân sách : cần lên kế hoạch về  ngân sách dự chi và lựa chọn server với chi phí phù hợp với ngân sách đề ra của doanh nghiệp. Ngoài ra, không chỉ xem xét chi phí ban đầu mà còn tính đến các chi phí bảo trì, năng lượng tiêu tốn khi server hoạt động.

Tính tương thích, khả năng mở rộng của server: Khi lựa chọn mua server cho doanh nghiệp, kiểm tra tính tương thích và khả năng mở rộng là những bước quan trọng để đảm bảo hệ thống của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai. Đảm bảo rằng server mới tương thích với các phần cứng và phần mềm hiện tại mà doanh nghiệp đang sử dụng, cũng như khả năng mở rộng, có thể dễ dàng nâng cấp để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp.

5. Nên mua máy chủ server của hãng nào?

Việc lựa chọn hãng máy chủ (server) phù hợp cho doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu cụ thể, cũng như sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả hơn và đảm bảo tính bền vững trong dài hạn. Dưới đây là một số hãng máy chủ hàng đầu cùng với những điểm mạnh để giúp các bạn đưa ra các lựa chọn phù hợp: 

5.1. Dell EMC

Dell EMC là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp công nghệ thông tin, tập trung vào các lĩnh vực như lưu trữ dữ liệu, quản lý dữ liệu, bảo mật dữ liệu và giải pháp hạ tầng máy chủ.

Điểm mạnh:

  • Hiệu năng cao và Độ tin cậy: Dell EMC nổi tiếng với dòng PowerEdge cung cấp hiệu suất mạnh mẽ và tính ổn định cao,phù hợp với các yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp.

  • Khả năng mở rộng: Các máy chủ  Dell EMC dễ dàng mở rộng, phù hợp cho doanh nghiệp có nhu cầu tăng trưởng.

  • Hỗ trợ kỹ thuật tốt: Dell EMC cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và nhanh chóng.

5.2. Hewlett Packard Enterprise (HPE)

Hewlett Packard Enterprise (HPE) cung cấp các giải pháp và sản phẩm CNTT tiên tiến, giúp các doanh nghiệp hiện đại hóa hạ tầng, nâng cao hiệu suất và bảo mật dữ liệu. Các máy chủ của HPE phục vụ đa dạng nhu cầu từ các doanh nghiệp nhỏ đến các trung tâm dữ liệu lớn, phù hợp với những doanh nghiệp có yêu cầu cao về quản lý hệ thống và bảo mật.

Máy chủ là gì?

Điểm mạnh:

  • Đa dạng sản phẩm: HPE có nhiều dòng máy chủ như ProLiant đáp ứng đa dạng nhu cầu từ doanh nghiệp nhỏ đến lớn.
  • Quản lý hệ thống: HPE iLO (Integrated Lights-Out) cung cấp công cụ quản lý từ xa mạnh mẽ.
  • Khả năng mở rộng và bảo mật: Được đánh giá cao về khả năng mở rộng và tính năng bảo mật.
  • Dịch vụ hỗ trợ toàn diện: HPE cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp và toàn diện, giúp khách hàng giải quyết vấn đề kỹ thuật và tối ưu hóa hệ thống.
  • Đổi mới và tích hợp công nghệ: HPE luôn đi đầu trong việc tích hợp các công nghệ mới nhất vào các sản phẩm và giải pháp của mình.

5.3. Lenovo

Lenovo là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, nổi tiếng với các sản phẩm đa dạng từ máy tính cá nhân, máy chủ, lưu trữ đến các giải pháp doanh nghiệp. Đặc biệt, Lenovo đã trở thành một tên tuổi lớn trong lĩnh vực máy chủ sau khi mua lại bộ phận máy chủ x86 của IBM vào năm 2014. Phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ cần giải pháp máy chủ hiệu quả về chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất.

Điểm mạnh:

  • Giá cả hợp lý: Lenovo cung cấp các giải pháp máy chủ với mức giá cạnh tranh.

  • Hiệu năng và độ bền: Dòng máy chủ ThinkSystem của Lenovo có hiệu suất tốt và độ bền cao.

  • Dịch vụ hỗ trợ: Lenovo cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn cầu với các gói bảo hành linh hoạt.

5.4. Cisco

Cisco là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực máy chủ và giải pháp hạ tầng CNTT. Với các sản phẩm và giải pháp tiên tiến như UCS, HyperFlex và ACI, Cisco giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất, đơn giản hóa quản lý và đảm bảo an ninh cho hệ thống CNTT của họ. Các dòng máy chủ của Cisco phù hợp với những doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp cần tích hợp chặt chẽ giữa máy chủ và hệ thống mạng.

Điểm mạnh:

  • Tích hợp mạng: Máy chủ của Cisco được tối ưu hóa cho các môi trường mạng phức tạp, lý tưởng cho các doanh nghiệp cần tích hợp mạng mạnh mẽ.

  • Hiệu suất: Dòng UCS (Unified Computing System) của Cisco cung cấp hiệu suất cao và khả năng quản lý tiên tiến.

  • Bảo mật: Cisco nổi tiếng với các tính năng bảo mật mạng hàng đầu.

6. Nên mua máy chủ server ở đâu uy tín?

Việc lựa chọn nhà cung cấp máy chủ đáng tin cậy không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo được chất lượng và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm, CNTTShop tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phân phối chính hãng các dòng máy chủ DELL, HPE, LENOVO…

Cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn hỗ trợ khách hàng đưa ra lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Chúng tôi không chỉ mang đến sản phẩm tốt mà còn cam kết dịch vụ bảo hành chuyên nghiệp.

7. Các câu hỏi thường gặp về máy chủ server

Với một số doanh nghiệp, thường sẽ phát sinh nhiều thắc mắc khi  mới bắt đầu triển khai server. Trên đây là một số câu hỏi thường gặp phải  về máy chủ: 

7.1. Vị trí thích hợp để đặt máy chủ là gì?

Việc đặt máy chủ ở vị trí thích hợp là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất, bảo mật và độ tin cậy của hệ thống. Thường các yếu tố được xem xét khi đặt máy chủ bao gồm khả năng an ninh và bảo mật, điều kiện hoạt động (hạ tầng điện và mạng) cũng như độ thuận tiện cho việc mở rộng sau này và cho người quản lý thực hiện bảo trì khi cần thiết.

Đối với dòng máy chủ rack server sẽ có  yêu cầu thêm về tủ rack và phòng mát để đảm bảo việc hoạt động 24/24 của server không bị gián đoạn và ảnh hưởng đến công việc của doanh nghiệp.

7.2. Tại sao máy chủ phải được bật mọi lúc?

Với thiết kế của mình, các loại máy chủ server đáp ứng tốt cho nhu cầu hoạt động 24/24 của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính liên tục, độ tin cậy và hiệu quả của các dịch vụ và ứng dụng mà nó cung cấp.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn dữ liệu của máy chủ, việc thực hiện backup sao lưu ngoài giờ làm việc là cần thiết, các người quản lý máy chủ cũng cần có khả năng truy cập và quản lý máy chủ từ xa bất kỳ lúc nào để thực hiện việc bảo trì, cập nhật hoặc khắc phục sự cố kịp thời.

7.3. Làm cách nào để kết nối một máy tính khác với máy chủ?

Kết nối một máy tính khác với máy chủ có thể được thực hiện theo nhiều cách, tùy thuộc vào loại máy chủ và mục đích kết nối. Tuy nhiên, để kết nối được tới server  thì server phải được kết nối mạng và các máy con phải có địa chỉ IP của server để kết nối được tới server (IP nội bộ đối với kết nối mạng LAN nội bộ và IP Public đối với kết nối từ bên ngoài Internet vào server).

Máy chủ là gì?

8. Kết luận

Trong một thế giới ngày càng số hóa, việc đầu tư vào máy chủ chính là đầu tư vào sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các khái niệm về máy chủ, vai trò và chức năng của chúng. Hãy sử dụng những kiến thức về máy chủ để giúp doanh nghiệp của bạn đáp ứng được nhu cầu hiện tại và sẵn sàng cho những thách thức trong tương lai.

Công Ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương

VP HN: NTT03, Line1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.

VP HCM: Số 31B, Đường 1, Phường An Phú, Quận 2 (Thủ Đức), TP HCM.

Điện Thoại: 0906 051 599

Email: mailto:kd@cnttshop.vn

Website: cnttshop.vn

Lê Văn Tuấn

Là chuyên gia trong lĩnh vực Network System, Security, Server.. Có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn giải pháp mạng, triển khai các giải pháp CNTT và phân phối thiết bị mạng Switch, Wifi, Router, Máy chủ Server, Lưu trữ Storage, Tường lửa Firewall, Video Conferencing, Module quang, Load Balancing. Hiện tại tôi là Founder và Managing Director công ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương (CNTTShop.vn).

Bình luận bài viết!

Có 0 bình luận:
Chuyên mục chính
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục