Access Point là gì? cách thức hoạt động như thế nào, ứng dụng làm gì?
Access Point gọi tắt AP (điểm truy cập không dây) là một thiết bị phần cứng kết nối trực tiếp tới mạng có dây phổ biến là Ethernet, sau đó cung cấp các kết nối LAN không dây thường là WiFi. Access Point không ngừng được cải tiến các công nghệ như băng tần, tốc độ, bảo mật, khoảng cách và khả năng chống nhiễu để mang lại các kết nối liền mạch, mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.
Thiết kế
Access Point được thiết kế gọn nhẹ, kiểu dáng đa dạng, dễ dàng cho việc triển khai lắp đặt. AP có hai kiểu ăng ten được tích hợp hoặc được gắn rời bên ngoài và được chia thành loại chính như sau:
- Indoor: hoạt động trong nhà với ưu điểm là chi phí thấp, kết nối nhanh, tốc độ cao, thường dùng để kết nối mạng Wifi. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế như phạm vi hẹp, khả năng chống nhiễu chưa cao.
- Outdoor: là các AP sử dụng ngoài trời, được thiết kế chuyên dụng để có thể hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt. AP Outdoor giải quyết các bài toán về phạm vi kết nối, khoảng cách truyền dẫn đáp ứng như cấu truyền tải dữ liệu và khả năng mở rộng hệ thống mạng doanh nghiệp.
Công nghệ truyền tải:
Acess Point truyền tín hiệu không dây dạng điểm và điểm, hoặc điểm và đa điểm với các giao thức phổ biến như:
- Bluetooth: công nghệ được tích hợp sẵn trên hầu hết các thiết bị phần cứng hiện nay, giúp các thiết bị giao tiếp với nhau dễ dàng trong khoảng cách ngắn. Tín hiệu Bluetooth, tiêu thụ ít công suất nên được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
- Wifi: một giao thức rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi giúp mọi người kết nối không dây mạng internet dễ dàng.
- Zigbee: là công nghệ sử dụng nhiều trong công nghiệp, dùng chuẩn IEEE802.15.4, tần số 2.4 GHz, trong phạm vi từ 10 -20 m, ứng dụng cho các giải pháp IoT
- Lora: giao thức cho phép truyền tín hiệu không dây lên đến hàng ngàn KM mà không cần qua bộ khuếch đại tín hiệu, được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng, tự động hóa ...
- Cellular: mạng đi dộng là công nghệ truyền tải không bị giới hạn bởi khoảng cách, vị trí địa lý, môi trường hoạt động mang lại khả năng kết nối không dây diện rộng lý tưởng cho các nhà cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, còn có các giao thức như NFC, Thread, Sigfox, LIFI ... nhưng đều có mục đích chung tạo ra các kết nối không dây, được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực.
Hoạt động:
Các thức hoạt động của Access Point là thu phát và giải mã tín hiệu. Sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm giúp AP có thể tùy chình được tần số, kênh truyền, tốc độ ... theo các yêu cầu kết nối khác nhau. Hoạt động của Access Point có thể được chia thành các dạng chính như sau:
- Hoạt động độc lập (Stand ALone): bộ AP sẽ độc lập thu phát và giải mã tín hiệu, thích hợp sử dụng với quy mô nhỏ, khoảng cách truyền ngắn
- Repeater: các AP sẽ thu tín hiệu sau đó sẽ được khuếch đại và phát lại giúp người dùng dễ dàng mở rộng phạm vi kết nối.
- Controller Mode: các điểm truy cập không dây sẽ được quản lý cấu hình qua một thiết bị tập trung, chế độ hoạt động này được sử dụng rộng rãi cho hệ thống mạng doanh nghiệp, nhà máy, tòa nhà ...
Kết luận:
Qua bài viết, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về Acess Point. Chúc các bạn thành công!
Bình luận bài viết!