Logo CNTTShop.vn

Hotline: 0966 658 525

Hà Nội: NTT03, Line 1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội. ● HCM: Số 31B, Đường 1, Phường An Phú, Quận 2 (Thủ Đức), TP HCM. ===> Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cung Cấp Thiết Bị Security - Network - Wifi - CCTV - Conference - Máy chủ Server - Lưu trữ Storge.
Thiết bị mạng: 0862 158 859 - 0966 658 525 Máy chủ Server: 0866 176 188 - 0968 498 887 Purchase: 096 350 6565
Danh mục sản phẩm

Mạng máy tính là gì? Các thành phần, Lợi ích và Phân loại mạng máy tính

Mạng máy tính là gì? Về cơ bản đây là hệ thống tập hợp nhiều máy tính, thiết bị mạng khác nhau. Chúng được kết nối, liên kết chặt chẽ theo hình thức và giao thức nhất định qua cáp mạng, Wireless, cáp quang ... để máy tính, các thiết bị đầu cuối có thể trao đổi dữ liệu và chia sẻ tài nguyên với nhau.

Nếu bạn đang tìm hiểu trong lĩnh vực công nghệ cần phải nắm rõ khái niệm mạng máy tính. Hiểu điều này bài viết dưới đây CNTTShop.vn chia sẻ thông tin quan trọng như khái niệm, phân loại, lợi ích và các vấn đề liên quan đến mạng máy tính mời bạn cùng theo dõi.

Mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính là tập hợp các máy tính, thiết bị mạng liên kết với nhau bằng đường truyền vật lý hoặc sóng không dây. Theo đó, chúng được thiết kế để thu thập, trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên cho người dùng. Thông thường máy tính được liên kết trong phạm vi mạng LAN trong cùng phòng, tòa nhà, hoặc mạng WAN trong thành phố, quốc gia, trên toàn cầu.

Mạng máy tính là gì? Giúp thu thập, trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên cho người dùng.
Mạng máy tính là gì? Giúp thu thập, trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên cho người dùng.

Các thành phần quan trọng trong của mạng máy tính

Phần cứng trong mạng máy tính

Phần cứng trong mạng máy tính là các thiết bị mạng cần thiết cho giao tiếp và tương tác giữa các thiết bị trên mạng máy tính. Cụ thể, chúng làm trung gian trong việc truyền dữ liệu trong mạng máy tính. Các thiết bị tiếp nhận cuối cùng hoặc tạo ra dữ liệu được gọi là máy chủ (host) hoặc thiết bị dữ liệu đầu cuối. Chúng ta có thể kể đến một số thiết bị phần cứng trong mạng máy tính như: thiết bị chuyển mạch Switch, Gateway, bộ định tuyến Router, tường lửa Firewall, máy chủ Server, Modem, Wifi, cáp Ethernet, cáp quang, máy tính, máy in, camera ..vv

Các thiết bị phần cứng kết nối trong mạng máy tính

Phần mềm trong mạng máy tính

Phần mềm trong mạng máy tính là các chương trình máy tính được sử dụng để thiết lập, quản lý, vận hành và bảo mật mạng máy tính. Các phần mềm trong mạng máy tính có thể được phân loại thành ba loại chính:

  1. Phần mềm hệ thống: là các phần mềm cung cấp các chức năng cơ bản cho mạng máy tính, như hệ điều hành, giao thức truyền thông, trình điều khiển thiết bị, v.v. Ví dụ: Windows, Linux, TCP/IP, Ethernet, Wi-Fi...
  2. Phần mềm ứng dụng: là các phần mềm cung cấp các chức năng đặc biệt cho người dùng mạng máy tính, như email, web, chat, video conference, v.v. Ví dụ: Outlook, Chrome, Skype, Zoom...
  3. Phần mềm lập trình: là các phần mềm cung cấp các công cụ để tạo ra các phần mềm khác cho mạng máy tính, như ngôn ngữ lập trình, biên dịch, biên tập, v.v. Ví dụ: C++, Java, Python, Visual Studio...

Thành phần phầm mềm trong mạng máy tính

Dữ liệu trong mạng máy tính

Dữ liệu trong mạng máy tính là các thông tin được truyền tải và chia sẻ giữa các máy tính hay các thiết bị dữ liệu đầu cuối trong mạng. Dữ liệu có thể bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh, video hoặc bất kỳ định dạng nào có thể được biểu diễn và mã hóa bằng các ký tự hoặc số.

Dữ liệu trong mạng máy tính

Dữ liệu trong mạng máy tính có vai trò rất quan trọng, vì nó là nguồn thông tin và tài nguyên cho người dùng. Dữ liệu giúp tạo ra một môi trường có thể giao tiếp và hợp tác với nhau, tăng hiệu quả công việc, lưu trữ và xử lý dữ liệu, cũng như tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Tuy nhiên, dữ liệu trong mạng máy tính cũng đòi hỏi phải được quản lý và bảo mật tốt, để tránh bị mất mát, sai lệch, lộ thông tin hoặc bị tấn công.

Giao thức trong mạng máy tính

Giao thức mạng máy tính (Protoco) là tập hợp các quy tắc và qui ước để điều khiển quá trình truyền thông giữa các thực thể trên mạng. Giao thức mạng xác định định dạng, thứ tự, ý nghĩa và hành động của các thông điệp được gửi và nhận giữa các thực thể. Có nhiều giao thức mạng khác nhau, như HTTP, TCP, IP, PPP, Ethernet... Mỗi giao thức có những chức năng và đặc tính riêng.

Cách thức hoạt động phức tạp của mạng máy tính

Mạng máy tính hoạt động như thế nào là một câu hỏi khá rộng và có nhiều khía cạnh phức tạp để trả lời. Tuy nhiên, một cách đơn giản, mạng máy tính là một hệ thống gồm nhiều máy tính và thiết bị khác được kết nối với nhau thông qua các thiết bị kết nối bởi giao thức và cấu trúc mạng nào đó .. để giao tiếp trao đổi dữ liệu và chia sẻ tài nguyên. Các thiết bị kết nối có thể là cáp, sóng vô tuyến, vệ tinh, quang học có thể truyền dữ liệu từ một điểm này sang một điểm khác. Các máy tính và thiết bị được kết nối trong mạng được gọi là các nút mạng.

Một trong những thành phần quan trọng của mạng máy tính là giao thức mạng. Giao thức mạng là tập hợp các quy tắc và qui ước để điều khiển quá trình truyền thông giữa các nút mạng. Giao thức mạng xác định định dạng, thứ tự, ý nghĩa và hành động của các thông điệp được gửi và nhận giữa các nút mạng. Một ví dụ phổ biến của giao thức mạng là TCP/IP, là giao thức cơ bản của Internet.

Cách thức hoạt động của mạng máy tính

Để trao đổi dữ liệu và chia sẻ tài nguyên trong mạng máy tính, các nút mạng cần được xác định và kết nối với nhau. Để xác định các nút mạng, có hai loại địa chỉ được sử dụng là địa chỉ MAC và địa chỉ IP. Địa chỉ MAC là địa chỉ vật lý duy nhất của mỗi thiết bị trong mạng, được gán bởi nhà sản xuất. Địa chỉ IP là địa chỉ logic của mỗi thiết bị trong mạng, được gán bởi quản trị viên hoặc tự động. Địa chỉ IP cho phép các thiết bị trong cùng một mạng hoặc các mạng khác nhau giao tiếp với nhau.

Có nhiều loại thiết bị mạng và công nghệ mạng được sử dụng để kết nối các nút mạng, tùy thuộc vào loại và quy mô của mạng. Một số thiết bị phổ biến chúng tôi đã nêu ra trong thành phần phần cứng của mạng máy tính.

Phân loại mạng máy tính bạn cần nắm

Trên thực tế, phân loại mạng máy tính dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số loại mạng máy tính (Computer Network) phổ biến bạn nên tham khảo:

1. Theo quy mô

Mạng máy tính được phân loại theo quy mô rất rõ ràng, hãy tìm hiểu chi tiết ở mục sau:

Theo quy mô Chi tiết
Mạng LAN (Local Area Network): Là mạng hạn chế ở khu vực nhỏ như văn phòng, gia đình, tòa nhà. LAN thường dùng Wifi, công nghệ Ethernet để kết nối thiết bị phạm vi gần.
Mạng WAN (Wide Area Network): Là mạng phủ rộng kết nối vị trí địa lý khác nhau như thành phố, văn phòng, quốc gia. WAN thường dùng mạng viễn thông, kết nối cáp quang và thuê bao điện thoại.
Mạng không dây cục bộ (WLAN): Là mạng LAN sử dụng sóng vô tuyến để kết nối các máy tính và thiết bị không dây, thay vì sử dụng cáp. Mạng WLAN có ưu điểm là linh hoạt, tiện lợi và dễ dàng triển khai.
Mạng khu vực cá nhân (PAN): Là mạng kết nối các thiết bị cá nhân của một người, như điện thoại, máy tính xách tay hay tai nghe không dây. Mạng PAN thường sử dụng công nghệ Bluetooth hoặc USB để kết nối.
Mạng lưới khu vực đô thị (MAN): Là mạng kết nối các máy tính trong một khu vực đô thị, như trong một thành phố hay một vùng đô thị. Mạng MAN có thể sử dụng các phương tiện truyền thông như cáp quang, sóng vô tuyến hay cáp đồng trục.
Mạng trường học (CAN): Là mạng kết nối các máy tính trong một trường học, như trong một trường đại học hay một trường cấp ba. Mạng CAN có thể sử dụng các phương tiện truyền thông như cáp quang, sóng vô tuyến hay cáp đồng trục.

2. Theo kiến trúc

Tìm hiểu phân loại kiến trúc mạng máy tính là gì bạn cần nhớ có 2 mô hình dùng phổ biến hiện nay như sau:

Theo kiến trúc Chi tiết
Mạng Client-Server Trong mạng này có máy chủ trung tâm quản lý,cung cấp tài nguyên cho những máy khác còn được gọi máy khách. Khi đó, máy chủ lưu trữ ứng dụng và dữ liệu, cung cấp dịch vụ gồm máy chủ email, web, máy in…
Mạng Peer-to-Peer Máy tính kết nối trực tiếp không có máy chủ trung gian. Lúc này mỗi máy tính có thể làm việc như máy chủ, máy khách. Mạng thường dùng trong môi trường nhỏ, không yêu cầu cấu trúc phức tạp.

3. Theo phạp vi

Bên cạnh phân loại theo kiến trúc, mạng máy tính được phân loại theo phạm vi kết nối cụ thể dưới 2 dạng cơ bản như sau:

Theo phạm vi Chi tiết
Mạng Intrane Là mạng riêng trong tổ chức và có giới hạn truy cập cho người dùng tại đó. Mạng thường dùng để chia sẻ tài liệu, thông tin nội bộ, ứng dụng kinh doanh.
✓ Mạng Extranet Là mạng kết nối với tổ chức, đối tác bên ngoài. Mạng cho phép chia sẻ tài nguyên, thông tin giữa tổ chức khác nhau nhằm trao đổi dữ liệu hoặc hợp tác thương mại.

4. Theo công nghệ

Khá nhiều bạn thắc mắc phân loại theo công nghệ của mạng máy tính là gì? Nếu bạn nằm trong số đó hãy tham khảo nội dung sau:

Theo công nghệ Chi tiết
Mạng Ethernet Dùng công nghệ Ethernet truyền dữ liệu qua cáp mạng và ứng dụng phổ biến ở mạng LAN.
Mạng Wifi Dùng công nghệ không dây kết nối thiết bị mạng cùng nhau và dùng phổ biến mạng LAN không dây, cho phép di động rất tiện lợi.

5. Theo mục đích sử dụng

Phân loại mạng máy tính theo mục đích sử dụng là gì? Nếu bạn đang quan tâm phân loại theo mục đích sử dụng mạng máy tính hãy tìm hiểu phân tích bên dưới:

Mạng doanh nghiệp: Được sử dụng ở môi trường doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh và chia sẻ tài nguyên, tăng hiệu suất làm việc hiệu quả.

Mạng trường học: Sử dụng môi trường giáo dục, cho phép giáo viên, học sinh chia sẻ thông tin, truy cập tài liệu, tương tác học tập tăng hiệu quả.

Mạng truyền thông: Sử dụng ngành truyền thông, phương tiện truyền thông nhằm truyền tải hình ảnh, âm thanh, video qua mạng.

Mạng điện lực: Ứng dụng hệ thống điện lực nhằm giám sát, quản lý việc cung cấp điện.

Mạng IoT: Kết nối thiết bị, cảm biến qua mạng để chia sẻ, thu thập, xử lý dữ liệu từ hệ thống tự động, thiết bị thông minh

Lợi ích có 1-0-2 của mạng máy tính là gì?

Với những chia sẻ trên giúp bạn phần nằm nắm rõ phân loại mạng máy tính là gì. Dưới đây CNTTShop bật mí các lợi ích của mạng máy tính trong đời sống con người, và trong hoạt động của doanh nghiệp:

Lợi ích với đời sống

Mạng máy tính mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với đời sống của con người. cụ thể như:

Con người dễ dàng kết nối với nhau ở bất cứ nơi nào hay hoàn cảnh.

Các tiện ích như gửi tin điện tử, trò chuyện online, tra cứu thông tin dần phổ biến, đa dạng hơn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dễ dàng trao đổi dữ liệu, cập nhật tin tức mỗi ngày, giải trí và làm việc ở bất cứ nơi nào.

Lợi ích với doanh nghiệp

Với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mạng máy tính đóng vai trò quan trọng. Một số lợi ích giúp doanh nghiệp phát triển như sau:

  • Góp phần giúp doanh nghiệp phát triển, lưu trữ dữ liệu kinh doanh ở vị trí tập trung. Đồng thời, mạng máy tính cho phép các máy tính khác nhau cùng mạng truy xuất dữ liệu từ máy chủ trung tâm.
  • Cho phép nhân viên chia sẻ ý tưởng giúp hoạt động hiệu quả, tăng năng suất, tạo thêm doanh thu. Đặc biệt, mạng máy tính hỗ trợ công ty giới thiệu, quảng cáo, cung cấp sản phẩm ra phạm vi rộng hơn.
  • Giúp người quản lý, điều hành quản trị toàn bộ nhân viên, giám sát làm việc hiệu quả, chặt chẽ.
  • Cho phép chia sẻ tài nguyên qua máy scan, máy tính, máy quét, photocopy…. Nhằm tiết kiệm chi phí, thời hạn, sức lao động khi phải lặp đi lặp lại thao tác ở nhiều máy tính.
  • Chỉ cho phép chia sẻ liên kết Internet duy nhất. Qua đó giúp doanh nghiệp tăng tính bảo mật thông tin, giảm rủi ro nếu bí mật bị lộ ra ngoài.

Hiện nay, với sự tiến bộ không ngừng, mạng máy tính đã trở thành một tương lai quan trọng của xã hội và kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa cuộc sống thông qua việc sử dụng nó một cách hiệu quả.

Kết luận

Trong thế giới ngày nay, Computer Network trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, công việc. Từ truyền tải thông tin tới giao tiếp từ xa, chia sẻ tài nguyên mạng máy tính thay đổi cách con người tương tác với nhau lẫn thế giới xung quanh.

Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn giải đáp thắc mắc mạng máy tính là gì? nắm được các thành phần, lợi ích và 5+ loại mạng máy tính cơ bản. Nếu còn băn khoăn bạn hãy để lại bình luận CNTTShop sớm giải đáp.

Lê Văn Tuấn

Là chuyên gia trong lĩnh vực Network System, Security, Server.. Có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn giải pháp mạng, triển khai các giải pháp CNTT và phân phối thiết bị mạng Switch, Wifi, Router, Máy chủ Server, Lưu trữ Storage, Tường lửa Firewall, Video Conferencing, Module quang, Load Balancing. Hiện tại tôi là Founder và Managing Director công ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương (CNTTShop.vn).

Bình luận bài viết!

Có 0 bình luận:
Chuyên mục chính
Bài viết cùng danh mục