Fibre Channel over Ethernet (FCoE) là gì? Những lợi ích khi triển khai FCoE
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Fibre Channel over Ethernet (FCoE) là gì. Những lợi ích và các trường hợp có thể triển FCoE trong hệ thống mạng của chúng ta.
Fibre Channel over Ethernet (FCoE) là gì?
FCoE viết tắt của Fibre Channel over Ethernet, là 1 giao thức cho phép đóng gói và gửi các Fibre Channel frames qua mạng Ethernet. FCoE cho phép Fibre Channel sử dụng các hạ tầng mạng Ethernet 10G, 40G, 100G hiện có mà không cần đầu tư thêm hạ tầng riêng cho Fibre Channel.
Như mô hình phía trên, mô hình bên trái là mô hình kết nối truyền thống. Khi trong mạng có sử dụng thêm các thiết bị như SAN, chúng ta cần đầu tư 1 hạ tầng mạng cho Network (với các thiết bị Ethernet như Switch, Router, Firewall), và 1 hạ tầng mạng cho SAN (với các thiết bị như SAN switch, Storage). Trên server lúc này chúng ta cần có 2 card mạng là Network card để kết nối với mạng Ethernet và HBA card để kết nối lên SAN Switch.
Mô hình kết nối này là tiêu chuẩn và đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên chi phí để đầu tư thêm các thiết bị như SAN switch, cùng với việc các thiết bị này hỗ trợ kết nối tốc độ cao như 16G, 32G, 64G hay 128G là rất tốn kém. Do vậy, FCoE được thiết kế để tận dụng hạ tầng mạng Ethernet sẵn có để sử dụng Firbe Channel. Ví dụ, trong hạ tầng mạng của chúng ta đang có sẵn các thiết bị Ethernet switch tốc độ cao 10G, 40G hay 100G, chúng ta có thể tận dụng hạ tầng này để kết nối cho hệ thống SAN. Tất nhiên, các thiết bị switch phải hỗ trợ giao thức FCoE.
Khi sử dụng FCoE, trên server cũng yêu cầu thêm card mạng mới là Converged Network Adapter (CNA). Card này có chức năng như cả card HBA và Network card. Lúc này chúng ta chỉ cần sử dụng 1 đường quang để sử dụng cả Ethernet và Fibre Channel.
Cách thức hoạt động của FCoE
FCoE hoạt động tương tự như Fibre Channel, điểm khác biệt duy nhất là các gói Fibre Channel được đóng gói trong các Ethernet Header chứ không phải FC Header, và được truyền qua mạng Ethernet.
Với FCoE, cả lưu lương data thông thường và lưu lượng storage đều được truyền qua 1 link duy nhất trên Converged Network Adapter (CNA). Link này có thể là physical hoặc các bundle link.
Lợi ích khi sử dụng FCoE
Có 1 số lợi ích khi sử dụng FCoE, bao gồm:
- Giảm độ phức tạp: do các FC frame có thể được đóng gói trong các Ethernet Header và gửi trong mạng Ethernet thông thường, nên chúng ta không cần đầu tư thêm các hạ tầng riêng cho hệ thống SAN.
- Tăng hiệu suất: Firbe Channel là 1 giao thức được sử dụng cho storage với tốc độ cao, lên tới 128 Gbps. Tuy nhiên để đầu tư được được các thiết bị hỗ trợ sẽ rất tốn kém. Do vậy, nhiều hệ thống vẫn chỉ sử dụng các kết nối FC 8G hoặc cao hơn là 16G. Nếu sử dụng FCoE, chúng ta có thể tận dụng các hạ tầng 10G hoặc 40G cho tốc độ cao hơn, mà chi phí đầu tư sẽ thấp hơn nhiều.
- Đơn giản hóa quản lý mạng: FCoE truyền FC frames bằng cách đóng thêm Ethernet Header, do vậy chúng ta hoàn toàn có thể quản lý và giám sát lưu lượng FC bằng các công cụ của Ethernet. Việc sử dụng chung 1 thiết bị switch cũng đơn giản hóa việc quản lý, triển khai và cấu hình thiết bị.
- Giảm thiểu chi phí đầu tư và vận hành: sử dụng FCoE giúp chúng ta tiết kiệm ngân sách cho các thiết bị như SAN switch, FC module... Nó cũng giúp chúng ta giảm chi phí về điện năng, làm mát, tủ rack lắp đặt...
Kết luận
FCoE mạng lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cả về kinh tế, hiệu suất và quản lý. Tuy nhiên các bạn cũng phải lưu ý là không phải switch nào cũng hỗ trợ FCoE. Như ví dụ với dòng switch Nexus 9000 của Cisco có đuôi là FX như N9K-C93108TC-FX, N9K-C93180YC-FX hay N9K-C93240YC-FX2... mới hỗ trợ FCoE và chúng ta cần mua thêm license để sử dụng. Các bạn nên tham khảo datasheet của hãng trước khi lên kế hoạch. Nếu cần tư vấn giải pháp FCoE, hãy liên hệ tới Hotline của CNTTShop để được hỗ trợ tốt nhất.
Bình luận bài viết!