Logo CNTTShop.vn

Hotline: 0979 925 386

Công Ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương
NTT03, Line 1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Danh mục sản phẩm

NaaS là gì? Những lợi ích khi chuyển sang mô hình NaaS

Với các mô hình mạng truyền thống, mỗi doanh nghiệp, công ty sở hữu 1 hạ tầng mạng riêng, bao gồm các thiết bị phần cứng chuyên dụng như Router, Firewall, Switch, các thiết bị cân bằng tải... Với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, họ cần phải thiết lập các kênh truyền nội bộ VPN, thuê các dịch vụ MPLS hoặc các kênh Internet Leased Line. Khi nhân viên truy cập Internet, lưu lượng truy cập thông thường sẽ phải đi qua cơ sở hạ tầng mạng của công ty thông qua VPN trước khi nó có thể ra ngoài Internet.

Mô hình này nhanh chóng trở nên kém hiệu quả, kém bảo mật hoặc tốn nhiều chi phí thiết bị và vận hành khi mô hình hoạt động kinh doanh bắt đầu chuyển sang Cloud. Vì những lý do này, dịch vụ mạng dựa trên đám mây NaaS là ​​một lựa chọn hiệu quả hơn so với việc mỗi doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống mạng riêng của mình.

NaaS là gì?

NaaS là viết tắt của Network-as-a-Service, là 1 mô hình cung cấp dịch vụ Cloud, cho phép khách hàng thuê các dịch vụ mạng từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Với NaaS, khách hàng có thể quản trị và vận hành hệ thống mạng riêng mà không cần đầu tư các thiết bị phần cứng.

kiến trúc của NAAS

Giống như các dịch vụ đám mây khác, các nhà cung cấp dịch vụ NaaS xây dựng các hạ tầng mạng bao gồm đầy đủ các thiết bị như Router, Firewall, Cân bằng tải, Switch... sau đó cung cấp các dịch vụ mạng dưới sạng phần mềm. Từ đó, khách hàng có thể thuê lại các hạ tầng này dưới dạng các dịch vụ mà không cần đầu tư thiết bị phần cứng chuyên dụng riêng. Tất cả những gì họ cần là kết nối internet.

Điều gì đang thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển sang mô hình NaaS?

Như đã đề cập ở trên, các mô hình mạng truyền thống yêu cầu chi phí đầu tư cho thiết bị và chi phí vận hành hệ thống lớn. Các doanh nghiệp cần thời gian lên kế hoạch và triển khai, cũng như chuyên môn để cài đặt và cấu hình hệ thống, xây dựng các chính sách riêng cho từng phân đoạn mạng. Sau khi hệ thống đã hoạt động, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư chi phí cho các vấn đề phát sinh như:

- Theo dõi và cập nhật các bản vá bảo mật do sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và các mối đe dọa trong không gian mạng.

- Nghiên cứu và triển khai các công nghệ mạng mới.

- Theo dõi hoạt động của các thiết bị phần cứng, xây dựng các kịch bản dự phòng khi có sự cố, backup và khôi phục dữ liệu quan trọng.

Khi mô hình kinh doanh mở rộng, hệ thống mạng cũng trở nên phức tạp hơn. Với sự ra đời của NaaS, khách hàng đơn giản chỉ cần đưa ra các yêu cầu cho hệ thống mạng, sau đó chọn các nhà cung cấp dịch vụ. Các doanh nghiệp có thể tăng và giảm quy mô của hệ thống khi nhu cầu thay đổi, triển khai dịch vụ nhanh chóng và loại bỏ chi phí phần cứng. Tất cả các công việc liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống để đáp ứng các công nghệ mới... đều do nhà cung cấp dịch vụ NaaS thực hiện, hoàn toàn trong suốt với người dùng.

Những ưu điểm, lợi ích của NaaS

Tính linh hoạt và khả năng mở rộng

Dịch vụ NaaS cung cấp tính linh hoạt hơn và khả năng tùy biến cao hơn hạ tầng mạng thông thường. Các thay đổi được thực hiện đối với mạng thông qua phần mềm, không phải phần cứng. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng cấu hình lại hệ thống mạng hoặc thiết lập hệ thống mạng cho chi nhánh mới trong thời gian ngắn. Việc mở rộng hoặc giảm quy mô của hệ thống cũng được thực hiện nhanh chóng và đơn giản.

những lợi ích của NaaS

Truy cập từ mọi nơi

Với những tác động của dịch Covid, mô hình Work-from-home trở nên phổ biến hơn. Khi sử dụng dịch vụ NaaS, các nhân viên có thể yêu cầu quyền truy cập mạng từ mọi nơi, ở nhà hoặc văn phòng, trên bất kỳ thiết bị nào và không cần phụ thuộc vào VPN. NaaS có thể cung cấp cho các doanh nghiệp phạm vi phủ sóng toàn cầu, kết nối có độ trễ thấp và mất gói không đáng kể khi kết nối với các ứng dụng SaaS, PaaS...

Không tốn chi phí bảo trì

Các nhà cung cấp dịch vụ NaaS có trách nhiệm duy trì hệ thống, quản lý và nâng cấp phần cứng, phần mềm, đảm bảo cho hệ thống hoạt động theo đúng cam kết trong hợp đồng.

Bảo mật nâng cao

NaaS giúp một nhà cung cấp duy nhất có thể cung cấp cả dịch vụ mạng và dịch vụ bảo mật như tường lửa. Điều này dẫn đến sự tích hợp chặt chẽ hơn giữa mạng và an ninh mạng. Các giải pháp NaaS cần cung cấp bảo mật tại chỗ và bảo mật cloud để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày nay, do đó đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang kiến ​​trúc Secure Access Service Edge (SASE) ở bất kỳ đâu và khi nào cần thiết.

Quản trị và monitoring đơn giản

NaaS cung cấp khả năng giám sát mạng chủ động, thực thi chính sách bảo mật, khả năng kiểm tra các gói tin trong mạng và tường lửa nâng cao cũng như mô hình hóa hiệu suất của các ứng dụng và cơ sở hạ tầng cơ bản theo thời gian. Khách hàng có thể theo dõi và đưa ra các chính sách theo thời gian thực, trên 1 giao diện quản trị duy nhất.

Lê Văn Tuấn

Là chuyên gia trong lĩnh vực Network System, Security, Server.. Có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn giải pháp mạng, triển khai các giải pháp CNTT và phân phối thiết bị mạng Switch, Wifi, Router, Máy chủ Server, Lưu trữ Storage, Tường lửa Firewall, Video Conferencing, Module quang, Load Balancing. Hiện tại tôi là Founder và Managing Director công ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương (CNTTShop.vn).

Bình luận bài viết!

Có 0 bình luận:
Chuyên mục chính
Bài viết liên quan
Sản phẩm liên quan