Plug And Play là gì? Tìm hiểu tính năng cắm và chạy trên các thiết bị
Hiện nay có rất nhiều thiết bị được tích hợp tính năng Plug-And-Play như máy tính, thiết bị điện, linh kiện điện tử, thiết bị mạng (switch, wifi, router). Mới nghe và dịch nghĩa chúng ta sẽ hình dung nó là một tính năng tự động, tuy nhiên trên mỗi thiết bị phần cứng hay phần mềm khác nhau tính năng Plug And Play sẽ hoạt động theo các cách khác nhau. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ giải đáp Plug And Play là gì? Cách thức hoạt động của Plug And Play, nó đem lại những lợi ích gì? và có những thiết bị nào hỗ trợ tính năng PnP này.
1. Plug And Play là gì?
Plug And Play hay viết tắt là PnP đây là công nghệ giúp cho các thiết bị có khả năng hoạt động đúng chức năng ngay lặp tức. Tất cả những gì người dùng phải làm là cắm các thiết bị ngoại vi vào cổng của thiết bị, mà không cần phải cài đặt hay cấu hình thủ công. Một trong những công ty đầu tiên giới thiệu về công nghệ cắm và chạy này là Microsoft, họ tích hợp sẵn Plug And Play trên Windown 95 vào năm 1995.
Plug And Play là tính năng giúp cho thiết bị hoạt động ngay lập tức
2. Cách thức hoạt động của Plug And Play
Để Plug And Play (PnP) hoạt động cần có sự hỗ trợ từ phần cứng và phần mềm của thiết bị. Khi các thành phần phần cứng được kết nối với nhau sẽ tạo ra một mã nhận dạng ID duy nhất, sau đó phần mềm sẽ nhận dạng ID phần cứng này và phân bổ tài nguyên cần thiết thiết, cũng như tự động cấu hình các thông số hay tự động cài đặt Driver cần thiết để thiết bị hoạt động.
Một số thiết bị phần cứng cho phép hoạt động Plug And Play ngay cả khi tháo lắm nóng như cổng USB, jack cắm HDMI/VGA. Tuy nhiên một số thiết bị phần cứng yêu cầu tắt máy trước khi tháo lắp như RAM hay ổ cứng trong máy tính để đảm bảo không xảy ra lỗi và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
3. Lợi ích của Plug And Play
Trước khi Plug And Play trở thành tính năng tiêu chuẩn của các thiết bị ngày nay, người dùng phải thiết lập thủ công theo quy trình gồm nhiều bước và cài đặt trình điều khiển phù hợp cho từng thành phần phần cứng.
Quá trình tự động cắm và chạy của Plug And Play cho phép người dùng kết nối các thành phần thiết bị phần cứng và bắt đầu hoạt động ngay lặp tức. Nó cho phép cung cấp phần cứng mới, tài nguyên và dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không cần chạm (zero-touch).
Plug And Play cho phép mở rộng hệ thống nhanh chóng và linh hoạt, giúp tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng và giảm thời gian cấu hình thủ công.
4. Bảo mật trong Plug And Play
Mặc dù tiện lợi nhưng công nghệ Plug & Play cũng có thể gây ra rủi ro bảo mật. Về nguyên tắc, kẻ tấn công có thể xâm phạm máy tính chỉ bằng cách cắm vào phần cứng (chẳng hạn như đầu USB), từ đó có được quyền truy cập trái phép vào dữ liệu để thao túng dữ liệu này hoặc cài đặt phần mềm độc hại. Đây là lý do tại sao máy tính doanh nghiệp thường được bảo vệ hoặc vô hiệu hóa hoàn toàn tính năng Plug And Play của cổng USB.
5. Các thiết bị có tính năng Plug And Play
Các thiết bị công nghệ, thiết bị điện, thiết bị điện tử, thiết bị mạng ..vv ngày nay đều có các mẫu chạy tính năng Plug And Play nhằm đơn giản hóa việc cài đặt cấu hình, giảm thiểu tối đa thời gian và công sử phải bỏ ra đem lại hiệu quả năng suất lao động. Dưới đây là một số thiết bị hỗ trợ tính năng Plug And Play mời các bạn cùng xem.
Máy tính có các thiết bị phần cứng hoạt động hỗ trợ tính năng Plug And Play như: cổng USB, tai nghe, bàn phím, chuột ..vv
Thiết bị mạng bao gồm dòng chuyển mạch Switch Unmanaged, các bộ phát wifi, Module card mạng, Camera ..vv
Tính năng Plug And Play có trên thiết bị chuyển mạch Switch Unmanaged
6. Kết luận
Bài viết đã đưa ra toàn bộ nội dung về Plug-and-Play, nó cho phép bạn kết nối các thiết bị phần cứng mà không cần phải cấu hình thủ công. Bạn có thể thêm và loại bỏ các thiết bị mà không gặp khó khăn. Với tính năng này, bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian để cấu hình. Hệ thống tự động nhận diện và cấp phát tài nguyên phần cứng cho các thiết bị. Các sản phẩm hỗ trợ Plug-and-Play giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc và triển khai hạ tầng mạng máy tính nhanh chóng.
Bình luận bài viết!