Logo CNTTShop.vn

Hotline: 0966 658 525

Hà Nội: NTT03, Line 1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội. ● HCM: Số 31B, Đường 1, Phường An Phú, Quận 2 (Thủ Đức), TP HCM. ===> Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cung Cấp Thiết Bị Security - Network - Wifi - CCTV - Conference - Máy chủ Server - Lưu trữ Storge.
Thiết bị mạng: 0962 052 874 - 0966 658 525 Máy chủ Server: 0866 176 188 - 0968 498 887 Purchase: 096 350 6565
Danh mục sản phẩm

Port Channel là gì? Phân biệt Port Channel và EtherChannel

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Port Channel là gì? Những lợi ích khi triển khai Port channel trong hệ thống mạng và phân biệt các khái niệm Port Channel, EtherChannel và Link Aggregation.

Port Channel là gì?

Port Channel là 1 liên kết Logic, hay còn gọi là Virtual Interface, được sử dụng để giao tiếp giữa 2 thiết bị, có thể là giữa 2 switch, switch với server hoặc bất kỳ thiết bị nào có hỗ trợ công nghệ này. Port Channel tổng hợp nhiều link vật lý thành 1 link logic để cung cấp băng thông cao hơn, cân bằng tải traffic và dự phòng các liên kết.

mô hình đấu nối của port channel

Như mô hình trên, chúng ta có thể thấy 2 switch R7 và R8 đang liên kết với nhau qua 4 link 1GE. Trong trường hợp không có Port Channel và Spanning Tree, traffic giữa PC9 và PC10 sẽ bị loop giữa 4 link này và làm nghẽn hệ thống mạng.

Nếu chúng ta có Spanning Tree nhưng không có Port channel thì 3 trong 4 link sẽ bị block, chỉ có duy nhất 1 link hoạt động. Khi đó chúng ta chỉ sử dụng được 1 link 1 Gbps để truyền dữ liệu, dẫn đến việc lãng phí tài nguyên trong hệ thống.

Khi chúng ta sử dụng Port Channel để gom 4 link này thành 1 link logic, khi đó ở khía cạnh của switch, các switch sẽ chỉ nhìn thấy duy nhất 1 link được kết nối. Link logic này sẽ có băng thông bằng tổng băng thông của các link vật lý, như trong mô hình trên thì link logic này băng thông là 4Gbps, và các traffic giữa 2 switch sẽ được cân bằng tải trên cả 4 link vật lý. Khi 1 trong 4 link bị lỗi, traffic vẫn sẽ được cân bằng tải trên 3 link còn lại. Tương tự, Port channel vẫn sẽ hoạt động cho đến khi tất cả các link trong Port Channel bị lỗi.

Những lợi ích khi sử dụng Port Channel

Như đã mô tả ở trên, khi sử dụng Port Channel trong hệ thống mạng, chúng ta sẽ đạt được rất nhiều lợi ích. Đây là 1 tính năng rất hay và nên sử dụng khi thiết kế hệ thống. Tuy nhiên, mỗi thiết bị của các hãng khác nhau sẽ hỗ trợ các giao thức để cấu hình Port Channel khác nhau, các bạn nên kiểm tra datasheet của thiết bị để đảm bảo tính tương thích. Sau đây là 1 số lợi ích chính khi sử dụng port channel:

  • Tăng băng thông tổng hợp trên một liên kết bằng cách phân phối lưu lượng truy cập giữa tất cả các liên kết trong 1 channel.
  • Cân bằng tải traffic trên nhiều liên kết và duy trì mức sử dụng băng thông tối ưu.
  • Cung cấp tính sẵn sàng cao. Nếu một liên kết bị lỗi, lưu lượng truy cập trước đó đang được truyền tải trên liên kết này sẽ được chuyển sang các liên kết còn lại.

Phân biệt các khái niệm Port Channel và EtherChannel

Khi nhóm các link vật lý, chúng ta sẽ sử dụng các giao thức như LACP, PAgP hoặc Static On. Trong đó LACP là giao thức chuẩn quốc tế IEEE 802.3ad, có thể cấu hình trên hầu hết các thiết bị, còn PAgP là giao thức độc quyền của Cisco, chỉ cấu hình được giữa các thiết bị Cisco.

Thực tế trong hệ thống mạng, chúng ta sẽ có rất nhiều thiết bị thuộc các hãng khác nhau như Cisco, Juniper, HPE, Aruba, Dell... Và khi thiết kế hệ thống cho các thiết bị này, mỗi tài liệu của hãng sẽ có các khái niệm khác nhau như Port Channel, EtherChannel, Link Aggregation, bonding hay Nic Teaming. Tất cả các thuật ngữ trên đều đề cập đến việc nhóm các link vật lý thành 1 link logic để tăng băng thông và khả năng dự phòng. Chúng ta sẽ cùng thảo luận chi tiết về các khái niệm này.

Etherchannel là một thuật ngữ đã đăng ký nhãn hiệu của Cisco, chúng ta thường hay gặp khi nghiên cứu các tài liệu của Cisco, đó là công nghệ được sử dụng để nhóm nhiều giao diện vật lý lại với nhau. Chúng ta có thể tạo Etherchannel bằng các giao thức PAgP, LACP hoặc static on.

Port Channel là thuật ngữ chúng ta hay gặp khi cấu hình các switch, khi làm việc trên IOS của thiết bị, hoặc được sử dụng để đặt tên cho các virtual Interface trong cấu hình. Port Channel còn được gọi là Link Aggregation Group (LAG).

Các thuật ngữ Bonding hay Nic Teaming chúng ta sẽ hay gặp trên hệ điều hành Linux hoặc các phiên bản Windows Server, và chúng sử dụng 802.3ad hoặc Static On để nhóm các link vật lý.

Nếu mặc định cả 2 thiết bị đều hỗ trợ cùng giao thức và có thể cấu hình Port channel, chúng ta cũng có thể hiểu nôm na rằng: Port Channel = EtherChannel = Link Aggregation, và công dụng của chúng đều là nhóm nhiều link vật lý thành 1 link logic để tăng băng thông và dự phòng.

Trên đây là 1 số phân tích của mình về các khái niệm chúng ta thường gặp khi triển khai Port Channel. Nếu các bạn có ý kiến khác hay đóng góp thêm về nội dung, hãy để lại Comment dưới bài viết để chúng ta có thể hiểu hơn về các thuật ngữ này.

Cảm ơn các bạn!

Lê Văn Tuấn

Là chuyên gia trong lĩnh vực Network System, Security, Server.. Có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn giải pháp mạng, triển khai các giải pháp CNTT và phân phối thiết bị mạng Switch, Wifi, Router, Máy chủ Server, Lưu trữ Storage, Tường lửa Firewall, Video Conferencing, Module quang, Load Balancing. Hiện tại tôi là Founder và Managing Director công ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương (CNTTShop.vn).

Bình luận bài viết!

Có 2 bình luận:
C
Cường
Bài viết rất hay, thanks Shop nhiều
3 năm
C
CNTTShopAdmin

Cảm ơn anh!. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, anh vui lòng liên hệ Hotline hỗ trợ kỹ thuật để được giải đáp.

S
Sơn
Thanks ad.
3 năm
C
CNTTShopAdmin

Cảm ơn anh!. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, anh vui lòng liên hệ Hotline hỗ trợ kỹ thuật để được giải đáp.

Chuyên mục chính
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục
Sản phẩm liên quan