Logo CNTTShop.vn

Hotline: 0966 658 525

Hà Nội: NTT03, Line 1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội. ● HCM: Số 31B, Đường 1, Phường An Phú, Quận 2 (Thủ Đức), TP HCM. ===> Đơn Vị Hàng Đầu Trong Lĩnh Vực Cung Cấp Thiết Bị Security - Network - Wifi - CCTV - Conference - Máy chủ Server - Lưu trữ Storge.
Thiết bị mạng: 0962 052 874 - 0966 658 525 Máy chủ Server: 0866 176 188 - 0968 498 887 Purchase: 096 350 6565
Danh mục sản phẩm

Multi-Link Operation MLO trên Wifi 7 là gì?

Wifi 7 thì hiện nay vẫn còn đang trong lộ trình phát triển, tuy nhiên dựa trên các bản phác thảo đầu tiên, thì chúng ta phần nào đã có thể nắm được các tính năng và thông số kỹ thuật được áp dụng cho bộ phát Wifi 7. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 công nghệ mới được áp dụng để đảm bảo không có băng thông lãng phí trên các bộ phát wifi, đó chính là công nghệ Multi-Link Operation.

Multi-Link Operation là gì?

Một kỹ thuật mới được áp dụng trên Wifi 7 là Multi-Link Operation, hay viết tắt là MLO. Đây là kỹ thuật để quét tìm băng tần tốt nhất để hoàn tất quá trình truyền dữ liệu, và có thể chuyển đổi giữa các băng tần khác nhau 1 cách thông minh. Multi-Link Operation cũng được sử dụng để cân bằng tải cho các channel, để mỗi kênh có thể chứa các mức dữ liệu mà nó có thể xử lý, nghĩa là dữ liệu có thể truyền đồng thời trên các kênh khác nhau, nó giảm sự phụ thuộc vào 1 kênh cụ thể, có các mức độ nhiễu khác nhau, và kết quả là dẫn đến tốc độ cao hơn và ít tắc nghẽn hơn.

công nghệ Multi-Link Operation trên wifi 7

Như hình ảnh mô tả phía trên, với Wifi 6 hoặc cũ hơn, mỗi thiết bị kết nối wifi sẽ chỉ kết nối đến 1 băng tần tại 1 thời điểm, còn với wifi 7 thì 1 thiết bị có thể sử dụng đồng thời 3 băng tần cùng lúc.

Các bạn cứ hình dung đơn giản là, trước kia khi 1 laptop kết nối vào 1 SSID, thì laptop đó sẽ chỉ kết nối vào 1 băng tần là 2.4 hoặc 5 GHz, có thể là 6 GHz trên wifi 6E. Ví dụ, 1 WiFi như dòng Cisco C9105AXI-S có tốc độ tối đa là 1200 Mbps trên băng tần 5 GHz và 300 Mbps trên băng tần 2,4 GHz chẳng hạn, thì chúng ta sẽ chỉ đạt được tốc độ tối đa là 1200 Mbps nếu kết nối với 5 GHz thôi, hoặc còn chậm nữa nếu các bạn kết nối vào 2.4 GHz thì chỉ còn 300Mbps, và đây lại là tốc độ tối đa. Một nhược điểm nữa là nếu các bạn kết nối vào 5 GHz, thì băng tần 2.4 GHz sẽ không được sử dụng, do đó nó sẽ gây lãng phí tài nguyên.

Với Multi-Link Operation, thì 1 thiết bị khi kết nối có thể kết nối đồng thời tới cả 3 băng tần 2.4, 5, và 6 GHz, điều này cho phép thiết bị kết nối sẽ có thể đạt được băng thông bằng tổng của 3 băng tần cộng lại. Nó cũng giúp giảm độ trễ vì mạng không cần phải chờ thêm thời gian khi các kênh bận hoặc tắc nghẽn, do đó dữ liệu có thể truyền theo yêu cầu, và không có cùng thời gian chờ đợi.

Các thiết bị Client nào có thể sử dụng MLO?

Do MLO là cơ chế sử dụng nhiều channel kết hợp để kết nối giữa AP và Client, do vậy thì cả thiết bị AP và Client như Laptop, điện thoại... đều cần phải là các thiết bị Wifi 7 và đồng thời cũng phải hỗ trợ MLO. MLO giúp thiết bị có thể kết nối nhiều băng tần, do vậy thì không nhất thiết các thiết bị Wifi 7 phải hỗ trợ băng tần 6 GHz, mà nó có thể chỉ hoạt động với 2.4 GHz và 5 GHz, hoặc giữa 5GHz và 6 Ghz đều được.

Tuy nhiên thì các thiết bị như Wifi 6 và Wifi 7 khi được ra mắt thì được ứng dụng thực tế rất nhanh, còn các thiết bị client như laptop hay điện thoại thường sẽ chậm hơn, do chi phí thiết bị khá cao, nên đây cũng là một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm khi nâng cấp hệ thống. 

Cơ chế hoạt động của MLO

MLO có 2 chế độ hoạt động chính, đó là chế độ STR và chế độ NSTR. Ngoài ra thì còn có nhiều chế độ hoạt động khác, tùy theo từng mô hình. Ví dụ như các chế độ cho mạng Mesh, Smartmesh... Tuy nhiên với hệ thống mạng thông thường thì chúng ta chỉ cần quan tâm đến STR và NSTR thôi.

Với chế độ STR (Simultaneous Transmit and Receive Operation), đề cập đến việc truyền và nhận đồng thời trên các băng tần, hoặc chế độ không đồng bộ. Trong chế độ này thì các Link sẽ hoạt động độc lập và không can thiệp và hoạt động của các channel khác. Như ảnh bên dưới thì chúng ta có thể thấy, băng tần 2.4 GHz và 6 GHz được sử dụng để truyền dữ liệu, còn băng tần 5 GHz được sử dụng để nhận dữ liệu, chúng hoàn toàn độc lập với nhau về mặt hoạt động.

cơ chế hoạt động của STR

Chế độ thứ 2 là chế độ NSTR (Nonsimultaneous Transmit and Receive Operation), hoàn toàn ngược lại với STR. Có nghĩa là, tại 1 thời điểm thì tất cả các link chỉ có thể truyền hoặc nhận dữ liệu.

cơ chế hoạt động của nstr trên wifi 7

Trên đây, chúng ta đã cùng với CNTTShop tìm hiểu 1 số khái niệm trong MLO và ứng dụng của nó trong thực tế. Wifi 7 dự kiến còn khá lâu nữa mới có thể ra mắt, do vậy chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi các công nghệ mới khác có thể được áp dụng vào wifi 7 để cung cấp trải nghiệm tốt hơn nữa. Các bạn hãy theo dõi những cập nhật mới nhất đến từ CNTTShop trên Youtube Channel cũng như Blog của website nhé.

Lê Văn Tuấn

Là chuyên gia trong lĩnh vực Network System, Security, Server.. Có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn giải pháp mạng, triển khai các giải pháp CNTT và phân phối thiết bị mạng Switch, Wifi, Router, Máy chủ Server, Lưu trữ Storage, Tường lửa Firewall, Video Conferencing, Module quang, Load Balancing. Hiện tại tôi là Founder và Managing Director công ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương (CNTTShop.vn).

Bình luận bài viết!

Có 0 bình luận:
Chuyên mục chính
Bài viết cùng danh mục
Sản phẩm liên quan