Hướng dẫn cấu hình Virtual Chassis trên Switch Juniper EX Series
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình Virtual Chassis trên các dòng switch Juniper EX Series, các bạn có thể áp dụng cho các dòng switch EX2300, EX3400, EX4300 hoặc EX4400 đều được.
Mô tả mô hình
Các bạn có 2 cách để kết nối các switch thành 1 Virtual Chassis. Đối với các dòng switch như EX4200, 4500 hay 4550, đây là các dòng có các cổng VCP, là Virtual Chassis Port. Để kết nối các switch thì các bạn cần sử dụng các cable chuyên dụng. Các cable này có chiều dài tối đa là 5m, do vậy với khoảng cách giữa các switch quá 5 mét thì chúng ta sẽ không dùng được các VPC port này. Tuy nhiên thì các cable này cung cấp tốc độ lên tới 64G, nên nếu các bạn kết nối cả 2 cổng thành 1 vòng Ring, thì chúng ta sẽ có băng thông stack là 128G. Nên nếu các bạn sử dụng switch có cổng VCP và khoảng cách gần nhau thì các bạn nên sử dụng các cổng này nhé.
Còn với các trường hợp switch đặt xa nhau, hoặc không có cổng VPC chuyên dụng thì các bạn có thể sử dụng các cổng đồng hoặc quang. Trường hợp này các bạn nên sử dụng các cổng có tốc độ cao nhất, và sử dụng 2 cổng để dự phòng và tăng băng thông cho stack.
Nhược điểm là các bạn mất đi 2 cổng để kết nối, và băng thông stack sẽ thấp hơn do phụ thuộc vào cổng kết nối. Nếu chúng ta sử dụng 2 cổng 40G thì cũng chỉ được 80G, vẫn thấp hơn so với các cổng VCP chuyên dụng.
Trong bài viết này thì mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các cổng quang để cấu hình Virtual Chassis.
Cấu hình Virtual Stack
Mình đang sử dụng 2 cổng 10G trên switch Juniper EX2300 để cấu hình. Các module mình đang cắm cổng 2 và 3. Hai switch của mình cũng cùng mã là dòng EX2300-24T. Nếu các bạn cần cấu hình giữa các dòng multiGigabit và dòng Gigabit thì các bạn cần phải cấu hình enable mix-mode lên nhé.
root> show chassis hardware
Hardware inventory:
Item Version Part number Serial number Description
Chassis xxxxxxxxxxxx EX2300-24T
Pseudo CB 0
Routing Engine 0 BUILTIN BUILTIN RE-EX2300-24T
FPC 0 REV 19 650-059979 xxxxxxxxxxxx EX2300-24T
CPU BUILTIN BUILTIN FPC CPU
PIC 0 REV 19 BUILTIN BUILTIN 24x10/100/1000 Base-T
PIC 1 REV 19 650-059979 xxxxxxxxxxxx 4x10G SFP/SFP+
Xcvr 2 REV 01 740-021308 xxxxxxxxxxxx SFP+-10G-SR
Xcvr 3 REV 01 740-021308 xxxxxxxxxxxx SFP+-10G-SR
Power Supply 0 JPSU-65W-AC-AFO
Fan Tray 0 Fan Module, Airflow Out (AFO)
{master:0}
root>
Cấu hình vc-port
Trước tiên mình sẽ cấu hình các cổng này thành các VC-Port trên cả 2 switch. Với những bạn chưa quen với Juniper thì các bạn có thể xem trong lệnh show chassis hardware để xác định FPC slot và Pic Slot nhé. Như trong output của mình phía trên thì PIC-slot là 1, port là Xcvr 2 và Xcvr 3.
Cấu hình trên switch 1:
root> request virtual-chassis vc-port set pic-slot 1 port 2
root> request virtual-chassis vc-port set pic-slot 1 port 3
|
Tương tự các bạn cấu hình VC-Port trên switch 2.
root> request virtual-chassis vc-port set pic-slot 1 port 2
root> request virtual-chassis vc-port set pic-slot 1 port 3
|
Cấu hình preprovisioned
Các bạn nên bật tính năng preprovisioned lên, khi preprovision được bật thì chỉ các switch mà các bạn add phía sau mới được tham gia vào VC, còn switch khác kể cả đã kết nối link và cấu hình VC rồi thì cũng sẽ không joint được vào Virtual Chassis.
root> configure
root# set virtual-chassis preprovisioned
|
Cấu hình Virtual Chassis Members
Sau đó các bạn add các switch member vào virtual chassis.
Juniper khuyến nghị chúng ta nên có 2 switch đóng vai trò là routing-engine trong VC, còn các switch khác sẽ là Line card. Còn trong trường hợp chỉ có 2 switch thì các bạn có thể để cả 2 switch làm Routing-engine. Mình đang ví dụ nên mình sẽ để 1 switch làm routing engine và 1 switch làm line card để các bạn có thể hình dung được cả 2 trường hợp. Khi các bạn sử dụng preprovisioned thì chúng ta cần có Serial của các thiết bị, serial thì các bạn có thể xem trong lệnh show chassis hardware hoặc xem trên tem của thiết bị.
Switch 0 với Serial xxxxxxxxxxxx sẽ là routing-engine, switch 1 với serial yyyyyyyyyyy là line-card.
root# set virtual-chassis member 0 role routing-engine serial-number xxxxxxxxxxxx
root# set virtual-chassis member 1 role line-card serial-number yyyyyyyyyyy
|
Switch 2 các bạn cũng cấu hình tương tự như switch 1.
Disable Split and Merge
Như vậy là phần cấu hình virtual chassis đã xong rồi. Tuy nhiên có 1 tính năng là split and merge trong virtual chassis mà các bạn nên để ý.
Tính năng Split and merge mặc định được bật. Tuy nhiên nếu trong VC chỉ có 2 member thì Juniper cũng khuyến nghị các bạn nên tắt tính năng này đi. Đây là best Practive thôi. Tính năng này đảm bảo cả 2 switch vẫn ở đúng vai trò trong Virtual chassis trong trường hợp có sự phân tách VC.
root# set virtual-chassis no-split-detection
|
Nếu sau này các bạn add thêm các member thì chỉ cần bỏ câu lệnh này đi là được.
Kiểm tra Virtual Chassis status
Để kiểm tra trạng thái của virtual chassis, bạn có thể sử dụng lệnh show virtual-chassis.
root> show virtual-chassis
Preprovisioned Virtual Chassis
Virtual Chassis ID: 8f45.ee72.3667
Virtual Chassis Mode: Enabled
Mstr Mixed Route Neighbor List
Member ID Status Serial No Model prio Role Mode Mode ID Interface
0 (FPC 0) Prsnt xxxxxxxxxxxx ex2300-24t 129 Master* N VC 1 vcp-255/1/2
1 vcp-255/1/3
1 (FPC 1) Prsnt yyyyyyyyyyyy ex2300-24t 0 Linecard N VC 0 vcp-255/1/2
0 vcp-255/1/3
{master:0}
root>
Trong lệnh show các bạn có thể thấy member 1 là linecard, do vậy nó sẽ có priority là 0 để nó không được tham gia vào bầu chọn master. Member này sẽ chỉ như 1 card mở rộng thôi.
Để kiểm tra các cổng thì các bạn show virtual-chassis vc-port.
2 cổng 1/2 và 1/3 là mình đang cấu hình từ cổng quang thành VC-port nên sẽ có trạng thái là configured.
root> show virtual-chassis vc-port
fpc0:
--------------------------------------------------------------------------
Interface Type Trunk Status Speed Neighbor
or ID (mbps) ID Interface
PIC / Port
1/2 Configured 5 Up 10000 1 vcp-255/1/2
1/3 Configured 5 Up 10000 1 vcp-255/1/3
fpc1:
--------------------------------------------------------------------------
Interface Type Trunk Status Speed Neighbor
or ID (mbps) ID Interface
PIC / Port
1/2 Configured 5 Up 10000 0 vcp-255/1/2
1/3 Configured 5 Up 10000 0 vcp-255/1/3
{master:0}
root>
Ok Như vậy là mình đã hướng dẫn bạn cấu hình Virtual chassis trên switch juniper EX series. Nếu các bạn gặp khó khăn gì có thể comment bên dưới bài viết để mọi người cùng khắc phục nhé.
Chúc các bạn thành công!
Bình luận bài viết!