Logo CNTTShop.vn

Hotline: 0979 925 386

Công Ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương
NTT03, Line 1, Thống Nhất Complex, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
Danh mục sản phẩm

Hướng dẫn add Windows 7, Win 8, Win 10 vào PnetLab

 

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn giả lập các phiên bản Windows trên Pnetlab để chúng ta có thể test kết nối hoặc các dịch vụ. Hướng dẫn này thì các bạn có thể áp dụng cho tất cả các phiên bản Windows 7, win 8 hoặc win 10 đều được nhé.

Upload file ISO vào PnetLab

Trước tiên thì các bạn cần phải có file ISO của windows theo phiên bản windows muốn giả lập. Các bạn hầu hết đều biết cách download file này nên mình sẽ không hướng dẫn phần download nữa nhé.

Sau khi đã có file ISO, các bạn sử dụng Filezilla hoặc WinSCP để truy cập vào Pnetlab nhé, mình sẽ sử dụng Filezilla.

Tạo 1 session vào Pnetlab:

  • Protocol chọn SFTP
  • Host nhập IP trên PnetLab,
  • Nhập usernamepassword vào và nhấn Connect vào Pnetlab.

thiết lập các thông số trên Pnetlab để kết nối vào pnetlab

Sau đó truy cập vào thư mục /opt/unetlab/addons/qemu/ và tạo 1 thư mục với phần đầu sẽ là win-, còn phần sau thì đặt thế nào cũng được, mình sẽ giả lập win 10 nên mình sẽ đặt theo phiên bản windows, ví dụ là win-10. Sau đó upload file ISO của windows lên thư mục này.

copy file ISO lên thư mục vừa tạo

Các bạn có thể tạo nhiều phiên bản windows khác nhau cũng được nhé, cách làm thì giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở folder name thôi. Ví dụ các bạn muốn giả lập cả 3 phiên bản win 7, win 8, win 10 thì sẽ tạo 3 thư mục là win-7, win-8 và win-10. Còn các bạn làm tương tự các bước cài đặt.

Sau khi upload xong, các bạn kích chuột phải vào file IOS và đổi tên file ISO vừa upload lên thành cdrom.iso.

Cài đặt Windows trên PnetLab

Giờ các bạn console vào Pnetlab, mình sẽ sử dụng MobaXterm.

Truy cập vào thư mục vừa tạo bằng lệnh cd.

root@pnetlab:~# cd /opt/unetlab/addons/qemu/win-10

Tạo 1 hard disk với tên là virtioa.qcow2. Các bạn lưu ý 30G ở đây là dung lượng ổ cứng mình cấp xuống cho windows này, ở đây mình đang để ổ cài win là 30G. Các bạn có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của mình, nếu có nhiều dung lượng trống và cần cài nhiều app lên thì các bạn có thể tăng dung lượng lên.

root@pnetlab:/opt/unetlab/addons/qemu/win-10# /opt/qemu/bin/qemu-img create -f qcow2 virtioa.qcow2 30G

Dùng lệnh ls –l để xem các file trong thư mục này, có file virtioa.qcow2 là OK.

root@pnetlab:/opt/unetlab/addons/qemu/win-10# ls -l
total 3986312
-rw-r--r-- 1 root root 4081778688 May 19 02:02 cdrom.iso
-rw-r--r-- 1 root root 197120 May 19 02:04 virtioa.qcow2
root@pnetlab:/opt/unetlab/addons/qemu/win-10#

Sau đó các bạn vào giao diện web của PnetLab, tạo 1 bài lab và add windows vào.

  • Image các bạn chọn thư mục vừa tạo, như của mình là thư mục win-10.
  • Console thì các bạn dùng VNC nhé

Sau đó bật windows lên và sử dụng VNC để truy cập vào. Tiếp theo các bạn chỉ cần cài đặt windows như chúng ta vẫn cài trên máy tính thôi. Đến phần chọn HDD này thì chúng ta sẽ không thấy ổ cài đặt. Các bạn chọn Load Driver.

Chọn load driver

Chọn Browse.

chọn browse

Sau đó chọn vào ổ Floppy Disk Driver B > Storage > 2003R2. Chọn AMD64 hoặc x86 tùy theo phiên bản windows đang cài, mình sẽ cài bản win 64bit nên mình sẽ chọn amd64.

chọn thư mục chứa file driver

Sau đó chọn driver và nhấn Next.

chọn driver để cài đặt

Sau khi cài xong thì các bạn sẽ thấy 1 ổ 30G mà chúng ta vừa tạo trong console. Các phần tiếp theo chỉ là cài win nên mình sẽ không hướng dẫn, các bạn làm bình thường như cài trên máy tính của mình nhé.

Cài đặt các phần mềm trên windows

Sau khi cài win xong, chúng ta sẽ cần commit các phần cài đặt trước để các lần sử dụng tiếp theo chúng ta không cần phải thao tác lại. Tuy nhiên nếu các bạn muốn cài đặt thêm 1 số phần mềm thì các bạn có thể kết nối windows với internet và mạng thật để copy các file cài vào nhé.

Để kết nối máy Windows vào mạng thật thì các bạn tạo 1 network đang nối ra card bridge cho nhanh nhé. CNTTShop cũng đã có bài viết hướng dẫn rất chi tiết phần này rồi, các bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn kết nối máy ảo trong PnetLab ra Internet.

Card Bridged của mình đang là Network adapter 2 trên VMWare, do vậy trên Pnetlab để nối ra Bridge này mình sẽ cần tạo cloud1, sau đó nối máy Win10 vào Cloud1 này là máy win 10 có thể nhận được IP trên dải LAN của các bạn, và có thể truy cập được internet.

Để cài thêm các File thì các bạn có thể sử dụng trình duyệt web để download về cài như bình thường, hoặc sử dụng remote desktop để copy file từ laptop vào trong máy ảo cũng được.

Commit để lưu lại các cấu hình

Sau khi cài xong hết các phần mềm thì các bạn shutdown bản windows ảo đi. Kích chuột phải vào win, chọn Node commit.

chọn node commit để lưu lại các thay đổi

Sau đó chọn loại action mà các bạn muốn nhé.

chọn loại action muốn sử dụng để commit

  • Commit to original Image sẽ add toàn bộ setting chúng ta vừa thực hiện vào file gốc ban đầu là virtioa.qcow2 trong thư mục win-10, nghĩa là sau này các bạn tạo máy ảo thì máy sẽ khởi động lên ở trạng thái như lúc trước khi shutdown
  • Take Snapshot from original Image: thì sẽ tạo 1 snapshot.
  • Create a completely new Image là tạo 1 bản win mới với các cài đặt vừa rồi, còn file ban đầu khi chưa cài win vẫn được giữ nguyên.

Mình sẽ chọn dòng đầu tiên, nhấn Commit.

Sau khi Commit xong thì trong các lần add node sau thì windows sẽ khởi động lên ở trạng thái lúc chúng ta commit, nếu các bạn thay đổi cấu hình và muốn lưu lại thì chỉ cần commit tiếp là xong.

Ok Như vậy là mình đã hướng dẫn các bạn giả lập các phiên bản windows vào Pnetlab. Nếu các bạn gặp khó khăn gì có thể comment bên dưới bài viết để mọi người cùng khắc phục nhé.

Chúc các bạn thành công!

Lê Văn Tuấn

Là chuyên gia trong lĩnh vực Network System, Security, Server.. Có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn giải pháp mạng, triển khai các giải pháp CNTT và phân phối thiết bị mạng Switch, Wifi, Router, Máy chủ Server, Lưu trữ Storage, Tường lửa Firewall, Video Conferencing, Module quang, Load Balancing. Hiện tại tôi là Founder và Managing Director công ty TNHH Công Nghệ Việt Thái Dương (CNTTShop.vn).

Bình luận bài viết!

Có 8 bình luận:
t
tamnguyen
cho mình hỏi làm sao để có thể mở cái win 7 lên vậy mình ấn start nhưng chả thấy nó hiện gì lên cả
2 năm
C
CNTTShopAdmin

Bạn giải nén rồi copy cả thư mục vào trong thư mục QEMU của pnetlab, sau đó bật lên là được. Nếu vẫn không được thì có thể bạn chưa enable virtual trên pnetlab, bạn xem lại hướng dẫn cài pnetlab nhé.

D
Đức
cho mình hỏi là bản win10-Lite trên trang web của mình có chạy được fortiClient không ạ
2 năm
C
CNTTShopAdmin

Bản win 10 này cũng tương đối cũ, nên bạn vẫn cài được FortiClient, nhưng có thể sẽ gặp 1 số lỗi liên quan đến SSL TSL. Nếu sử dụng để test cho các vấn đề bảo mật, bạn nên build bản win mới nhất nhé. Bạn có thể download file ISO win 10 về và làm theo hướng dẫn: https://youtu.be/uSk-534cgPg

L
Lâm
win10 -Lite
2 năm
C
CNTTShopAdmin

Mình kiểm tra lại thì bản firmware vẫn chạy bình thường trên PnetLab, bạn thử kiểm tra lại folder name, image name xem. Hoặc bạn có thể chụp ảnh và post vào group facebook https://www.facebook.com/groups/cnttshop.community để bên mình hỗ trợ bạn nhé.

L
Lâm
như file win10 trên cnttshop thì không có file iso của win10, chỉ có file qcow2 e thấy file qcow2 đó khoảng 9GB cho nên khi vào pnetlab thì không vào được win ạ
2 năm
C
CNTTShopAdmin

Bạn đang dùng bản win nào để mình kiểm tra lại. Số lượng file cũng nhiều, mà mình cũng không sử dụng đến nên không check hết được toàn bộ

L
Lâm
nếu vậy khi chạy /opt/qemu/bin/qemu-img create -f qcow2 virtioa.qcow2 30G thì có 2 file virtioa.qcow2 à a
2 năm
C
CNTTShopAdmin

Nó sẽ chỉ có 1 file virtioa.qcow2 cho 1 bản win thôi anh nhé. Nếu anh tạo tự tạo 1 file theo hướng dẫn, và sử dụng 1 file download trên website, thì anh có thể tạo các thư mục khác nhau với phần đầu là win-, còn phần sau khác nhau là được. Ví dụ các thư mục là win-10lite, win-10-pro, win-7... Mỗi thư mục anh sẽ copy 1 file hoặc tạo file qcow2 như lệnh trên với các file ISO tương ứng. Khi anh add vào Pnetlab thì trong mục Image sẽ có các tùy chọn tương ứng với mỗi thư mục mà anh đã tạo trong qemu

Chuyên mục chính
Bài viết liên quan
Sản phẩm liên quan